Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/08/2020

Bà bầu cần cẩn trọng với thói quen ăn rau ngót Nhật

Bà bầu cần cẩn trọng với thói quen ăn rau ngót Nhật
Chế độ ăn của bà bầu luôn có những nguyên tắc an toàn nhất định để đảm bảo cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh. Vậy rau ngót Nhật liệu có nằm trong nhóm thực phẩm mẹ bầu cần cân nhắc như rau ngót ta?

Trong thời gian vừa qua, chắc hẳn nhiều chị em đã nghe qua những lời khen có cánh dành cho rau ngót Nhật. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng liệu phụ nữ mang thai có nên ăn loại rau này thường xuyên?

Tác dụng của rau ngót Nhật

Tương tự như rau ngót ta về cách gieo trồng, rau ngót Nhật sinh trưởng tốt trong hầu hết mọi điều kiện thời tiết, không cần thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cũng có thể phát triển tốt. Một ưu điểm nữa chính là lành tính và không độc.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau quả châu Á (AVRDC) trong 100g cành lá non rau ngót Nhật có 3,96g protein, 3,36mg carotenoid, 4,4mg vitamin E và 5,7mg sắt.

Căn cứ vào nhu cầu trung bình về chất dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy: Với 100g rau ngót Nhật, lượng carotenoid đã đạt khoảng 90%, còn lượng vitamin E và lượng sắt đã đạt khoảng 40% nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành.

Dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng bà bầu được khuyến cáo không sử dụng nhiều rau ngót Nhật

Rau ngót Nhật còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và có hoạt tính chống oxy hóa cao. Đặc biệt loại rau này có hàm lượng DHA cao, tốt cho trí não của bé. Vì vậy đây được xem là thực phẩm nấu cháo ăn dặm lý tưởng cho bé. Khi trẻ bị đầy hơi hoặc táo bón ăn cháo sẽ giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Mẹ có thể nấu canh rau ngót Nhật với tôm khô, thịt heo hoặc cua đồng.

Ăn rau ngót có thể giúp mẹ tăng lượng sữa. Điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.

Trong Đông y, rau ngót Nhật được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu hữu hiệu nên rất thích hợp cho những ngày hè oi ả, nóng bức.

Ngoài tác dụng món ăn ngon cho gia đình và chữa bệnh, hoa bồ ngót Nhật cũng rất đẹp, có thể dùng trang trí như các loại hoa cảnh khác trong gia đình.

Bà bầu có nên ăn rau ngót Nhật?

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như trên, vậy bà bầu có nên bổ sung rau ngót Nhật? Lời khuyên đưa ra là nên hạn chế và tốt nhất là nên tránh trong 3 tháng đầu.

Thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn rau ngót nói chung và ăn rau ngót Nhật nói tiêng có thể gây co bóp tử cung và sẩy thai nhưng theo kinh nghiệm dân gian và một số tài liệu Đông y, rau ngót có chứa chất có thể làm tăng co bóp tử cung nên khuyên thai phụ cân nhắc hay dùng vừa phải trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Chất papaverin có trong rau ngót là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.

Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều rau ngót cũng có thể gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Thỉnh thoảng mẹ có thể ăn rau ngót nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.

Uống nước rau ngót sống có tốt không?

Ăn chín uống sôi mà rau ngót vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nên mẹ không nên nghĩ tới việc sẽ uống nước rau ngót sống nhé. Đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm càng nên hạn chế.

Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở.

Nếu bà bầu uống nước rau ngót sống có thể gây tác dụng phụ thì cánh mày rau lại nhận được rất nhiều lợi ích. Đặc biệt những ai đang trong thời gian mong có con nên thường xuyên uống nước rau ngót để giúp cải thiện chất lượng tinh trùng.

Lý do đơn giản vì trong rau ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục có thể tạo hưng phấn tình dục.

Rau ngót Nhật là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn rau ngót, đặc biệt là bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Chính vì vậy, chị em nên tránh ăn rau ngót Nhật quá nhiều để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x