Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/03/2021

Vì sao rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi? Hình dạng rốn này có cho biết giới tính của thai nhi hay không?

Vì sao rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi? Hình dạng rốn này có cho biết giới tính của thai nhi hay không?
Rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi là do đâu? Các hình dạng rốn này có cho biết giới tính của em bé trong bụng hay không? Mẹ bầu tìm hiểu ngay về chiếc rốn trong giai đoạn thai kỳ nhé!

Rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi là vì đâu? Do sự khác biệt về thể chất, mỗi mẹ bầu sẽ có những phản ứng và mức độ phản ứng khác nhau khi mang thai. Song chắc chắn, đối với bất kỳ ai thì thai kỳ đều là một quá trình không hề dễ dàng. Khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3, bụng bầu ngày một lớn dần nên mẹ bầu sẽ phải chịu nhiều vất vả hơn. Những thay đổi trong cơ thể cũng bắt đầu trở nên rõ ràng, chẳng hạn như bàn tay và bàn chân của bạn bị sưng tấy, bạn trở nên khó ngủ và thường xuyên mệt mỏi, rốn của bà bầu bị lõm hoặc lồi ra khác thường.

Nhiều người dựa vào các đặc điểm về sự thay đổi của rốn để dự đoán giới tính thai nhi. Song thật sự thì rốn bà bầu bị lõm hay lồi có liên quan đến việc này? Và vì sao khi mang thai, rốn của phụ nữ lại trở nên khác thường như thế? MarryBaby sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vì sao rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi khi mang thai?

Rốn bà bầu bị lõm

Việc rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi ra hay không chủ yếu được quyết định bởi 4 điểm sau:

1. Vị trí của em bé

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, vị trí của thai nhi có sự thay đổi khác nhau. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn rất nhỏ và không nằm sát rốn của bà bầu nên không có tác động lớn đến vùng này.

Trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi lớn hơn và bắt đầu tác động mạnh đến rốn làm rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi ra ngoài.

2. Độ đàn hồi da

Một số mẹ bầu có độ đàn hồi da rất tốt nên dù có căng bụng thì rốn cũng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cũng nhiều phụ nữ có cơ địa da kém, dễ chùng nhão nên ở 3 tháng giữa thai kỳ, rốn sẽ bị lồi lên hoặc lõm xuống.

3. Tuổi của thai nhi

Rốn bà bầu bị lõm

Thai nhi lớn dần lên theo từng tháng khiến áp lực từ bụng bầu ngày càng căng tức nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra sự biến đổi hình dạng của rốn. Thường trong giai đoạn thai nhi càng lớn thì rốn bà bầu càng có xu hướng lồi ra ngoài.

4. Hình dạng rốn ban đầu của bà bầu

Mỗi phụ nữ trước khi mang thai vốn đã có hình dạng rốn khác nhau. Nếu chị em có rốn lõm sâu bẩm sinh, dù lúc mang bầu đến tam cá nguyệt thứ 3 thì rốn vẫn không bị lồi ra. Ngược lại, một số mẹ bầu có rốn nông thì dù thai nhi mới vài tháng tuổi thì rốn cũng đã bị lồi ra ngoài.

Rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi có cho biết giới tính thai nhi hay không?

Các bậc cha mẹ luôn tò mò muốn đoán giới tính thai nhi hoặc xem thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không thông qua một số đặc điểm cơ thể của bà bầu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này lại không có cơ sở khoa học chẳng hạn như việc xem rốn bà bầu bị lõm hoặc lồi để đoán mang thai con trai hay con gái.

Do đó, muốn biết giới tính thai nhi hoặc tình trạng sức khỏe của bé con cũng như bản thân, mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám chuyên khoa định kỳ. Bạn không nên dựa vào hình dạng rốn hoặc các đặc điểm trên cơ thể khác để dự đoán giới tính thai nhi.

Thêm một vấn đề về rốn mà nhiều mẹ bầu quan tâm khác đó là trước khi mang thai đã xỏ khuyên rốn thì đến lúc mang bầu phải làm thế nào? Mẹ bầu có thể theo dõi phần tiếp theo đây nhé.

Có nên đeo khuyên rốn khi mang thai?

Rốn bà bầu bị lõm

Nếu đang xỏ khuyên rốn, bà bầu sẽ băn khoăn liệu mình có cần tháo ra khi mang thai hay không? Nếu muốn thì khi nào bạn có thể tháo khuyên rốn? Hoặc bạn có thể thay thế loại khuyên rốn nào tốt hơn?

Thực tế, khi bụng bầu căng ra, chiếc khuyên có thể làm rách da rốn của bạn, nhất là loại khuyên có trọng lượng nặng. Do vậy tốt hơn hết là trong thai kỳ, bà bầu nên tháo khuyên rốn để tránh làm tổn thương vùng da này. Hoặc nếu vẫn muốn sử dụng, bạn có thể dùng khuyên bằng chất liệu silicon. Bởi vì loại chất liệu này rất nhẹ nên không gâp áp lực cho vùng da rốn mỏng manh đang ngày càng giãn ra.

Mang thai là một quá trình kỳ diệu với biết bao sự thay đổi trong cảm xúc cũng như hình thể của phụ nữ. Không chỉ có chiếc bụng lớn dần lên mỗi ngày, mẹ bầu còn được chứng kiến rất nhiều bộ phận khác đang “biến hình” trên cơ thể. Chiếc rốn nhỏ bé, không có gì đáng chú ý trước đây bỗng trở nên sinh động trong thai kỳ. Và rốn bà bầu bị lõm hay lồi là một trong những điều thú vị nhất cho những người thích phán đoán giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, chiếc rốn không nói lên điều gì đâu mẹ nhé, đây đơn giản chỉ là một sự biến đổi như rất nhiều sự biến đổi khác của thai kỳ mà thôi.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://daydaynews.cc/en/baby/642924.html https://www.verywellfamily.com/how-pregnancy-changes-your-belly-button-2759739 https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/protruding-navel.aspx https://www.healthline.com/health/pregnant-belly-button
x