Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/01/2022

Selen có tác dụng gì đối với bà bầu? Mẹ bầu có cần bổ sung selen không?

Selen có tác dụng gì đối với bà bầu? Mẹ bầu có cần bổ sung selen không?
Selenium (viết tắt là Selen hoặc Se) là một vi chất quan trọng, nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Đặc biệt, selen có tác dụng gì với phụ nữ mang thai là thắc mắc của không ít bà mẹ.

Mẹ có thể đã cố gắng duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và uống vitamin trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, một khoáng chất mẹ bầu thường bỏ qua trong thai kỳ là selen. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu selen là gì và thuốc selen có tác dụng gì đối với cơ thể mẹ bầu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Selen là gì?

Selen là một khoáng chất được biết là có liên quan đến việc điều chỉnh chức năng miễn dịch và tuyến giáp. Selenium rất quan trọng đối với chức năng tuyến giáp vì enzyme chính kích hoạt hormone tuyến giáp có chứa selen. Những công dụng tuyệt vời của selen đối với cơ thể người có thể kể đến như:

  • Chống lão hóa
  • Khử độc
  • Hỗ trợ phòng chống ung thư
  • Giúp giảm triệu chứng hen suyễn
  • Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
  • Selen giúp hoạt hóa hormon tuyến giáp
  • Tăng tuổi thọ
  • Tăng khả năng sinh sản
  • 2. Thuốc selen có tác dụng gì với mẹ bầu và thai nhi

    Selen có tác dụng gì đối với bà bầu:

    • Selenium được ví như “vệ sĩ” bảo vệ cơ thể mẹ khỏi những tổn thương do các gốc tự do và nhiễm trùng gây ra.
    • Chất chống oxy hóa quan trọng này giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chức năng tuyến giáp.
    • Selen cũng cần thiết cho quá trình sinh sản và sản xuất DNA.
    • Cơ thể mẹ bị thiếu hụt selen sẽ tác động tiêu cực đến chức năng miễn dịch và não bộ.

    Selen có tác dụng gì đối với thai nhi:

    • Selen giúp bảo vệ thai nhi khỏi các độc tố trong cơ thể mẹ.
    • Selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại.

    Liều lượng tiêu thụ thuốc và thực phẩm có chứa selen an toàn cho bà bầu là 60mcg selen/ngày. Ngoài việc hiểu rõ selen có tác dụng gì, việc bổ sung đúng liều lượng cũng rất quan trọng.

    Điều gì xảy ra khi cơ thể mẹ không có đủ lượng selen cần thiết?

    Tình trạng selen thấp của người mẹ trong thời kỳ mang thai có gây ra:

    • Dị tật thai nhi,
    • Dị tật ống thần kinh
    • Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
    • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
    • Trẻ sinh nhẹ cân, ốm yếu

    Mặc dù không có nhiều nghiên cứu chỉ ra selen ngăn ngừa sẩy thai, nhưng có nhiều báo cáo rằng thiếu hụt selen ở bà bầu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây hại cho hệ thần kinh và miễn dịch của thai nhi. Vì thế, việc hiểu rõ selen có tác dụng gì và bổ sung liều lượng phù hợp là rất cần thiết.

    3. Thực phẩm giàu selen cho bà bầu

    selen có tác dụng gì

    Những mẹ còn băn khoăn về vấn đề selen có tác dụng gì và cách thức bổ sung nên chú ý đến chế độ ăn uống. Sau đây là danh sách những thực phẩm giàu selen cho bà bầu:

    Tinh bột

    Bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc chứa nhiều selen và các khoáng chất khác. Cứ mỗi 1 chén mì hoặc ngũ cốc, bà bầu có thể nhận được tới 40 mcg selen. Ngoài ra, 2 lát bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt cung cấp khoảng 16 mcg từ. Tinh bột là nguồn selen lành mạnh tốt cho cơ thể.

    Quả hạch brazil

    Một khẩu phần ăn từ 6-8 hạt chứa khoảng 544 mcg. Tuy nhiên, Bà bầu hạn chế ăn quá nhiều loại hạt này để tránh độc tính của selen.

    Hải sản

    Cá ngừ chứa khoảng 92 mcg selenium trên 100g. Tiếp theo là cá mòi, sò, trai, cá bơn, tôm, cá hồi và cua, có chứa số lượng từ 40 đến 65 mcg. Với lượng selen dồi dào như vậy, mẹ nhớ thêm hải sản vào thực đơn của mình nhé.

    Các loại thịt

    Thịt lợn, thịt bò và thịt gà là những nguồn cung cấp selen khá cao.

    Với mỗi khẩu phần 50g thịt lợn chứa khoảng 33 mcg selen.

    Phần thịt thăn bò cấp cho mẹ khoảng 33 mcg. Gan bò cung cấp khoảng 28 mcg, và thịt bò xay cung cấp khoảng 18 mcg.

    Thịt gà sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 22 đến 25 mcg selen trên 50g.

    Những loại thịt này còn có nhiều dưỡng chất rất tốt trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

    Trứng

    Selen có tác dụng gì và dưỡng chất như thế nào trong trứng? Một quả trứng luộc chín cung cấp khoảng 20 mcg selen. Mẹ có thể nấu trứng chín bất kỳ cách nào mẹ thích, vì lượng selen nhận được là như nhau.

    Gạo lứt

    Một chén gạo lứt cung cấp 19 mcg selen, tương ứng 27% lượng khuyến nghị hàng ngày. Ăn gạo lứt cùng thịt gà hoặc gà tây sẽ tăng mức hấp thụ selen lên đến 50 mcg selenium.

    Hạt hướng dương

    Một phần tư cốc hạt hướng dương cung cấp gần 19 mcg selenium. Ngoài thực phẩm ăn nhẹ tuyệt vời, loại hạt này cũng có thể cung cấp selen cho bà bầu và em bé.

    Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường selen bằng cách bổ sung thuốc.

    Bà bầu cần 83 microgam selen (ở dạng selen methionine) ở dạng viên uống hàng ngày trong suốt thời gian mang thai và trong 3-6 tháng sau khi chuyển dạ.

    4. Selen có tác dụng gì trong thai kỳ? Lưu ý khi bà bầu bổ sung selen

    selen có trong thực phẩm nào

    • Khi tiêu thụ quá mức, selen có gây tác hại gì không thì câu trả lời là không.
    • Vì selen hòa tan trong chất béo, có nghĩa là bất kỳ lượng bổ sung nào của khoáng chất này đều được lưu trữ trong gan và các mô mỡ của cơ thể.
    • Nó không đi qua cơ thể dễ dàng như các vitamin và khoáng chất hòa tan trong nước. Vì vậy, việc tiêu thụ một lượng quá mức có thể tích tụ đến mức độc hại cho cơ thể.
    • Ngộ độc selenium nghiêm trọng gây ra bệnh xơ gan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, mẹ cần lựa chọn những khoáng chất, thực phẩm phù hợp và an toàn.
    • Ngoài ra, bà bầu không nên ỷ lại việc bổ sung dạng thuốc. Chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học vẫn là quan trọng nhất.

    >>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

    Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết xoay quanh câu hỏi selen có tác dụng gì với mẹ bầu và thai nhi. MarryBaby chúc mẹ có được quá trình mang thai hiệu quả và dễ dàng.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Selenium supplementation during pregnancy

    https://www.thyroid.org/patient-thyroid-information/ct-for-patients/volume-8-issue-5/vol-8-issue-5-p-6-7/

    Ngày truy cập: 02/01/2022

    2. Impact of Maternal Selenium Status on Infant Outcome during the First 6 Months of Life

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5452216/

    Ngày truy cập: 02/01/2022

    3. The role of selenium in human conception and pregnancy

    Ngày truy cập: 02/01/2022

    4. [Selenium and pregnancy]

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7033058/

    Ngày truy cập: 02/01/2022

    5. Selenium Supplementation in Pregnancy (Serena)

    https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT01465867
    Ngày truy cập: 02/01/2022
    x