Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/10/2015

Tam cá nguyệt là gì?

Tam cá nguyệt là gì?
Với những bà mẹ mới mang thai lần đầu, thuật ngữ "tam cá nguyệt" có vẻ khá khó hiểu. Thế nào là một tam cá nguyệt và mốc thời gian cho mỗi tam cá nguyệt khác nhau ra sao?

Để trả lời câu hỏi: “Tam cá nguyệt là gì” , mẹ có thể áp dụng những thông tin dưới đây.

Nhìn chung, thai kỳ của mẹ bầu sẽ được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đó sẽ tương ứng với một tam cá nguyệt. Nhưng nếu mẹ đặt câu hỏi: “Đâu là điểm khởi đầu của mỗi tam cá nguyệt”, chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Cách tính đơn giản nhất được áp dụng là phân chia sau mỗi 13 tuần, và cộng thêm 1 tuần cuối cùng vào tam cá nguyệt cuối. Trong một giới hạn tương đối để theo dõi thai kỳ của mình chặt chẽ hơn, mẹ có thể sử dụng cách tính dưới đây:

-Tam cá nguyệt đầu tiên: Được tính kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó. Trong suốt chu kỳ kinh cuối, cơ thể tất bật chuẩn bị cho quá trình rụng trứng và mang thai, do đó, mẹ có thể bắt đầu tính từ thời điểm này.

-Tam cá nguyệt thứ hai: Bắt đầu từ tuần thứ 14 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kéo dài đến hết tuần 27 của thai kỳ.

-Tam cá nguyệt cuối cùng: Bắt đầu từ tuần thứ 28 tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh chót và kết thúc vào lúc chuyển dạ.

Tam cá nguyệt là gì?
Trong các tam cá nguyệt, mẹ bầu sẽ nhìn thấy rất nhiều thay đổi từ ngoại hình đến cách suy nghĩ

Những điều cần làm trong tam cá nguyệt đầu tiên

Lần khám thai đầu tiên: Thông thường, mẹ cần phải được kiểm tra cân nặng, huyết áp và bác sỹ có thể sẽ chỉ định siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

-Siêu âm độ mờ da gáy: Ở tuần thứ 10 đến 12, tức là gần cuối tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cần trải qua siêu âm độ mờ da gáy để kiểm tra nguy cơ mắc phải hội chứng Down ở thai nhi.

-Tính ngày dự sinh: Ở lần khám thai đầu tiên hoặc dựa vào siêu âm ở tuần 10 – 12, bác sỹ sẽ tính tuổi thai và cho mẹ dự đoán về ngày dự sinh chuẩn xác.

Những điều cần làm trong tam cá nguyệt thứ hai

-Tập thể dục: Đây là cách tốt để mẹ duy trì sức khỏe, sức đề kháng, duy trì mức tăng cân hợp lý và vẻ đẹp trong suốt thai kỳ của mình. Hãy năng động lên vì có rất nhiều lựa chọn cho mẹ: đi bộ, yoga, bơi lội, khiêu vũ…

-Theo dõi những thay đổi của cơ thể: Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ đã bắt đầu có những thay đổi rõ rệt ở phần bụng, ngực. Ngay từ lúc này mẹ đã nên chú ý đến việc chăm sóc cho làn da và mái tóc.

-Dinh dưỡng: Từ tam cá nguyệt thứ hai, hầu hết các mẹ đã bắt buộc phải ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa. Nhớ bổ sung đầy đủ vitamin, protein, canxi, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước, mẹ nhé.

Những điều cần làm trong tam cá nguyệt thứ ba

-Sắm đồ cho bé sơ sinh: Đầu tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian thích hợp để bố mẹ bắt đầu mua sắm cho bé. Hãy lên danh sách những món đồ cần mua và cân nhắc thêm việc sử dụng lại đồ cũ từ người quen, bạn bè hay các anh chị của bé nhé.

-Tham gia lớp tiền sản: Các khóa học này giúp mẹ chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho các ca sinh nở. Mẹ sẽ được hướng dẫn cách hít thở, giảm đau khi chuyển dạ, cách để nhanh phục hồi sau sinh và những lưu ý để chăm sóc bé trong những ngày đầu tiên.

-Chuẩn bị để lên chức mẹ: Trong tam cá nguyệt này, cơ thể đã trở nên nặng nề sẽ làm mẹ cảm thấy khá mệt mỏi. Tuy nhiên, hãy luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan vì bé cũng sẽ cảm thấy như thế. Chẳng còn bao lâu nữa mẹ sẽ được đón thiên thần nhỏ đến với mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x