Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/12/2016

Những dấu hiệu báo động về sức khỏe bà bầu

Những dấu hiệu báo động về sức khỏe bà bầu
Thai kỳ là thời gian cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi chóng mặt nhất. Quá nhiều hiện tượng lạ và chưa có tiền lệ xảy ra gây ra biết bao lo lắng về sức khỏe mẹ bầu. Việc tìm hiểu thật nhiều thông tin sẽ giúp bạn tự tin hơn về sức khỏe của mình và biết khi nào cần lo lắng

Một số dấu hiệu về thể chất và tinh thần được xem là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe bà bầu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, nên sớm liên lạc với bác sỹ để được tư vấn cách xử lý thích hợp.

Sức khỏe bà bầu 1
Những dấu hiệu sau đây là lời cảnh báo về sức khỏe bà bầu

Những cảnh báo về cảm xúc

Khi bạn đang gặp một trong những vấn đề sau, nên hỏi ý kiến của các bác sỹ tâm lý hay chuyên gia càng sớm càng tốt:

  • Không thể chịu đưng hay kiểm soát cảm xúc của mình
  • Có suy nghĩ sẽ tự hủy hoại bản thân hay thai nhi
  • Đang trải qua biến cố lớn trong các mối quan hệ
  • Đang sống trong gia đình có nạn bạo hành

Những khó chịu ở vùng bụng

Bạn nên đến bệnh viện khi có những dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy cực kỳ khó chịu, chuột rút hay đau ở vùng bụng
  • Vừa chịu một lực vật lý mạnh hay tai nạn ở vùng bụng, bao gồm cả vấn đề bạo lực gia đình
  • Cảm thấy bé cử động ít hơn bình thường, nhất là ở tam cá nguyệt cuối.

Khó chịu ở đường tiểu và âm đạo

Bạn cần được thăm khám ngay khi thấy những dấu hiệu:

  • Chảy máu âm đạo, âm đạo chảy nhiều dịch hoặc ra nhiều khí hư.
  • Thấy khó chịu, đau, bỏng rát khi đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần và liên tục muốn đi tiểu.

Vấn đề ở vùng đầu

Những vấn đề sức khỏe bà bầu sau đây cần được kiểm tra ngay:

  • Bà bầu bị đau đầu kéo dài, mức độ đau nhiều.
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Gặp vấn đề về thị giác, thay đổi khả năng nhìn so với trước đây, nhìn thấy mọi thứ mờ mịt và nhòe.

Vấn đề ở tay và chân

Những dấu hiệu sau là lời cảnh báo nghiêm trọng cho bà bầu ở bất kỳ tam cá nguyệt nào:

  • Bất chợt bị sưng phù nặng ở vùng mặt, ngón tay hay bàn tay
  • Sưng phù nặng vùng chân
  • Ngứa ngáy kinh khủng trên làn da

Nôn ói liên tục

Nếu mẹ bầu bị nôn liên tục, không thể ăn uống bất cứ thứ gì, hãy đến bệnh viện ngay nhé.

Sốt và ớn lạnh

Trong thai kỳ, việc dùng thuốc thường bị hạn chế, vì vậy dù chỉ bị cảm sốt thông thường, bầu cũng vẫn nên đi khám bệnh để được bác sỹ cho thuốc đúng.

Bầu đang có bệnh mãn tính hay đã từng gặp vấn đề nghiêm trọng trong lần mang thai trước

  • Trong lần mang thai và sinh nở trước đây, bầu đã từng trải qua các biến chứng thai kỳ hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Trong gia đình hay dòng họ đã từng có người mắc một vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ.

Nếu bầu cảm thấy bài viết này đang mô tả về chính mình, hãy sắp xếp lịch khám thai sớm nhất để trao đổi với bác sỹ tất cả các thông tin, hỏi cặn kẽ tất cả các băn khoăn của mình. Điều này sẽ giúp bác sỹ theo dõi thai kỳ của bạn tốt hơn. Ngoài ra, thông qua những chia sẻ thông tin này, bác sỹ có thể đưa ra một số bước xử lý thích hợp và bạn cũng có thể đăng ký các chương trình chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x