Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1. Lau rửa một cách vội vàng
Nếu bạn phun chất tẩy rửa và ngay lập tức lau rửa ngay, rất có thể vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt. Cần có khoảng thời gian tối thiểu để tiêu diệt những vi khuẩn và vi sinh vật nhỏ khác. Mặc dù một số sản phẩm như xà phòng chỉ cần 2 đến 3 phút để làm sạch vi khuẩn và chất bẩn, nhưng có chất tẩy rửa yêu cầu ngâm 60 phút hoặc hơn. Một số chất tẩy vết bẩn vật nuôi có thể cần vài ngày, trong khi hầu hết các chất tẩy rửa bề mặt chỉ cần 60 giây.
Tuy nhiên cho dù là chất tẩy mạnh hay nhẹ, khi bạn đang mang thai bạn có thể bị ngộ độc khí hoặc mùi của chất tẩy rửa. Điều này không tốt đến sức khỏe mẹ bầu và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
2. Kết hợp nhiều chất tẩy rửa
Kết hợp 2 hay nhiều chất tẩy rửa nào đó có thể gây hậu quả nguy hiểm. Thuốc tẩy khi tiếp xúc với axit tạo ra khí clo, một chất có độc tính cao hay hỗn hợp chất tẩy trắng với nước tiểu, có thể gây viêm đường hô hấp và gây hại niêm mạc phổi. Nếu chẳng may bạn trộn lẫn các chất tẩy rửa với nhau, bạn có thể hít phải và ngất xỉu.
3. Không dùng găng tay cao su
Cho dù làn da của bạn khỏe mạnh đến đâu thì nó vẫn có thể hấp thụ hóa chất từ các sản phẩm tẩy rửa, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Một số chất dung môi phổ biến được gọi là ete ethylene glycol có thể gây tổn hại các tế bào hồng cầu, thận và gan, có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Các thành phần trong một số chất tẩy rửa gia dụng cũng có thể gây viêm da tiếp xúc, khiến da bị viêm và sưng lên, cũng như nứt nẻ và rạn nứt là con đường trực tiếp để vi khuẩn và hóa chất đi vào máu. Vì vậy, bạn nên sử dụng găng tay cao su dùng một lần hoặc găng tay cao su tái sử dụng. Không thường xuyên giặt gối và chăn
Chúng ta đều biết rằng khăn mặt cần được giặt thường xuyên, nhưng lại hay bỏ qua những nơi khác mà vi khuẩn phát triển mạnh, chẳng hạn như ga, gối và chăn, trong khi chúng có chứa rất nhiều bụi bẩn có thể gây dị ứng và các triệu chứng hen suyễn. Bạn nên thường xuyên giặt chăn, ga, gối ít nhất mỗi tháng một lần.
4. Lạm dụng thuốc phun xịt
Nhiều chất tẩy rửa rất độc, vì vậy, sử dụng quá nhiều thuốc phun xịt có thể gây kích ứng với niêm mạc qua mắt, mũi, và miệng. Điều này có thể gây kích ứng đường hô hấp, phổi và gây ra phản ứng dị ứng. Những người sử dụng chất tẩy rửa dạng phun xịt ít nhất 1 lần/tuần tăng 49% khả năng mắc các triệu chứng hen suyễn hơn so với những người không sử dụng, theo một nghiên cứu năm 2007 trên Tạp chí Hô hấp của Mỹ.
Do đó, bạn nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ khi tiếp xúc với chất tẩy rửa như đeo kính bảo vệ mắt hoặc găng tay cao su hoặc phun xịt trong một căn phòng thoáng mát. Bạn cũng cần suy nghĩ thực tế, rằng hầu như không có chất tẩy rửa nào không được tạo ra từ các loại hóa chất, đừng vội tin vào những lời quảng cáo như “hoàn toàn thiên nhiên” hay “không gây hại cho sức khỏe”.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.