Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/04/2021

Tác dụng của glucosamine có an toàn với mẹ bầu?

Tác dụng của glucosamine có an toàn với mẹ bầu?
Glucosamine là thuốc điều trị về xương khớp. Tác dụng của glucosamine là gì? Bà bầu có dùng được glucosamine không? Chị em cùng tìm hiểu nhé.

Tác dụng của glucosamine có tốt với phụ nữ mang thai hay không? Hiện nay, viêm khớp là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở nhiều người, kể cả phụ nữ mang thai. Bà bầu khi bị các bệnh về khớp gây nên nhiều bất tiện và mệt mỏi hơn người bình thường. Vậy bà bầu có được dùng thuốc glucosamine trị viêm khớp được không? Tác dụng của glucosamine là gì? MarryBaby sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của glucosamine

Glucosamine là gì?

Glucosamine là chất có trong các mô khớp của cơ thể người. Đây là chất quan trọng, giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Nhờ tác dụng của glucosamine mà xương khớp được bảo vệ, đảm bảo khả năng hoạt động và duy trì sinh hoạt bình thường. Nếu thiếu hụt glucosamine, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về đau nhức, thoái hóa xương khớp, viêm khớp.

Trong tự nhiên, glucosamine còn được tìm thấy trong lớp vỏ của các loài hải sản có vỏ cứng như cua, ốc, tôm.

Glucosamine được dùng để bài chế thành thuốc trị các bệnh về xương khớp. Tại Việt Nam, thuốc glucosamine được đăng ký dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng và bào chế dưới dạng viên nang, viên nén hoặc dạng bột.

Tác dụng của glucosamine

1. Tạo nên sụn khớp

Glucosamine giúp kích thích sản sinh và tổng hợp các tế bào sụn trong cơ thể, đồng thời ức chế các nhân tố phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2. Hay nói cách khác, glucosamine cung cấp các chất cần thiết để sản xuất mô sụn mới, thay thế cho các tế bào sụn đã bị thoái hóa và hư hỏng.

2. Tăng chất nhầy

Các khớp được bao bọc bởi một chất nhầy có tác dụng bôi trơn. Glucosamine có tác dụng làm tăng các dung dịch nhầy này, giúp cho sự ma sát giữa các mô sụn được trơn tru, giảm thiểu sự đau đớn và xơ cứng.

Như vậy, glucosamine có tác dụng chính là tạo nên sụn khớp và bổ sung các chất nhầy giúp việc cử động ở các khớp diễn ra dễ dàng hơn.

3. Điều trị các bệnh về xương khớp

hình ảnh Tác dụng của glucosamine

  • Viêm xương khớp: Những người bị viêm khớp đầu gối, hông, cột sống có thể dùng glucosamine để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Viêm khớp dạng thấp: Glucosamine các tác dụng làm dịu cơn đau trong những trường hợp bị viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, tác dụng của glucosamine còn được dùng để điều trị một số bệnh lý sau:

  • Viêm bàng quang kẽ
  • Viêm đường ruột
  • Đa xơ cứng
  • Tăng nhãn áp
  • Viêm khớp thái dương hàm

Tác dụng phụ của glucosamine

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc glucosamine như:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Dị ứng
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn

Ngoài ra, tác dụng của glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên những người bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Bà bầu có dùng glucosamine được không?

Tác dụng của glucosamine

Glucosamine là một loại thuốc điều trị bệnh, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ khi mang thai chống chỉ định dùng thuốc này để chữa bệnh, do chưa có sự nghiên cứu về mức độ an toàn cũng như hiệu quả điều trị của thuốc đối với bà bầu. Vì vậy chị em đang trong thai kỳ tuyệt đối không nên dùng thuốc này để đảm bảo an toàn nhé.

Những điều nên làm khi bị viêm khớp gối

Khi bị viêm khớp gối, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây để làm giảm đau

  • Nghỉ ngơi: Khi phát hiện đau nhức ở khớp gối, bạn nên ngừng các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc hạn chế vận động sẽ giảm độ ma sát giữa các mô sụn, giúp khớp không bị tổn thương thêm và làm dịu cơn đau nhức.
  • Kiểm soát cân nặng: Béo phì khiến cho trọng lực cơ thể đổ dồn vào khớp gối, tạo nên áp lực khiến cơn đau càng trầm trọng hơn. Kiểm soát cân nặng không những giúp bạn có sức khỏe ổn định, cơ thể dẻo dai mà còn có ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp gối.
  • Vận động nhẹ nhàng: Một số bài tập vận động, di chuyển hay kéo giãn cơ nhẹ nhàng cũng là cách để hạn chế sự phát triển của bệnh viêm khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và giảm các triệu chứng viêm, đau khớp. Bạn nên bổ sung vào thực đơn các chất như: omega-3 (có trong cá hồi, cá mòi, cá thu, hạt chia, hạt óc chó), chất xơ (trái cây, rau củ quả), chất chống oxy hóa (cải bó xôi, súp lơ, các loại rau màu xanh đậm) và các sản phẩm từ sữa.
  • Châm cứu: Một số người tìm đến biện pháp châm cứu để làm giảm cơn đau do bệnh viêm khớp mang lại. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp cổ truyền này nhé.
  • Dùng thuốc: Trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị bằng thuốc.
  • Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết được tác dụng của glucosamine và sự chống chỉ định của glucosamine đối với phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nhé. Mọi sự dùng thuốc đều phải được sự chỉ định của bác sĩ để chăm sóc tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chúc các chị em có một thai kỳ an toàn và hành trình vượt cạn thành công.

    Thu Sương

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
     https://www.mountsinai.on.ca/care/fammed/patient-resources/rheumatology/arthritis.pdf https://www.terrapincarecenter.com/dos-and-donts-when-managing-arthritis-pain/ https://www.everydayhealth.com/arthritis-pictures/arthritis-dos-and-donts.aspx https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-dos-and-donts#1
    x