Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Quế không chỉ là một loại gia vị, mà còn có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Quế có vị ngọt và mùi thơm, giúp cho nhiều thức uống và món ăn thêm đậm đà. Vậy tác dụng của quế với bà bầu là gì?
Nếu bạn chỉ tiêu thụ một lượng ít quế thì không sao. Nhưng ăn quá nhiều, thậm chí là uống viên bổ sung quế thì sẽ gặp phải các vấn đề về dạ dày và ruột, tổn thương gan, sưng loét miệng.
Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn chính thức về việc tiêu thụ quế đối với bà bầu và mẹ cho con bú, cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng dùng quế hàng ngày trong dài hạn là an toàn. Do đó, mỗi ngày mẹ chỉ nên tiêu thụ từ 1-1,5g quế như một dạng hương vị thêm vào mà thôi.
Có lẽ bạn đã nghe phong phanh ở đâu đó rằng ăn quế có thể kích thích sinh sớm. Nếu bạn đã quá ngày dự sinh, thì bất kỳ phương pháp nào để kích thích sinh sớm đều tốt cả, chẳng hạn ăn thực phẩm đậm hương vị, đi bộ, thậm chí là uống trà quế.
Nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy quan điểm này là đúng. Bà bầu có thể uống trà quế một cách giới hạn theo kiểu “thưởng hoa vọng nguyệt”, đừng nghĩ tới việc quế sẽ gây sảy thai hay sinh sớm.
Trong thực phẩm, quế không được sử dụng nhiều nên tác dụng của nó thường không đáng kể. Tuy nhiên, bà bầu cũng nên tham khảo nếu có sở thích ăn vỏ quế hay cho vào thức uống hàng ngày.
Việc mang thai có thể khiến hệ miễn dịch của mẹ suy yếu và dễ bị cúm, cảm mạo cùng nhiều hình thức nhiễm khuẩn khác. Quế chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có thể phá hủy tế bào và gây bệnh. Chất oxy hóa trong quế có thể giúp bà bầu phòng ngừa nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.
Bà bầu thường bị chuột rút (vọp bẻ) vào ban đêm và sáng sớm, chưa kể bạn còn bị đau chân và xương khớp, đặc biệt đau hai bên đùi. Quế có hoạt chất chống viêm, giúp xoa dịu xương khớp và cơ bắp.
Quế có thể giúp cải thiện huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, ngăn ngừa các nguy cơ tiểu đường và tiểu đường loại 2.
Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, khiến đường huyết tăng giảm bất ổn. Polyphenol trong quế có thể giúp điều hòa đường huyết bằng cách tăng độ nhạy cảm insulin, cho phép cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn.
Nguyên liệu
Cách làm
Ngoài các tác dụng của quế ở trê, quế giúp món ăn và thức uống của bạn thêm phần đậm đà. Do đó bà bầu không cần từ bỏ thói quen rắc một chút quế lên thực đơn của mình hoặc uống một chút trà quế. Tuy nhiên, bạn nên tiết chế chỉ dùng 1-1,5g mỗi ngày để bảo đảm sức khỏe nhé.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/cinnamon-pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/cinnamon-in-pregnancy-benefits-and-risks/