Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/12/2020

9 tác dụng của trà lúa mạch có thể khiến mẹ bầu mê mẩn

9 tác dụng của trà lúa mạch có thể khiến mẹ bầu mê mẩn
Dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ gói gọn ở những bữa ăn chính, hay các loại thực phẩm khuyên dùng hằng ngày mà còn ở các loại thức uống bổ sung, trong đó có trà lúa mạch. MarryBaby chia sẻ với bạn những tác dụng của trà lúa mạch với sức khỏe thai kỳ.
9 tác dụng của trà lúa mạch có thể khiến mẹ bầu mê mẩn
Tác dụng của trà lúa mạch với bà bầu là gì?

Nếu lo ngại caffeine trong trà, cà phê có thể gây hại cho thai nhi thì trà lúa mạch chính là “giải pháp” tốt nhất để khởi đầu một ngày mới lành mạnh. Bởi lẽ, ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả, loại thức uống này còn đem lại vô vàn giá trị sức khỏe khác.

Vậy trà lúa mạch là gì, có thể sử dụng trong thai kỳ được không?

bà bầu uống trà trong thai kỳ

Trà lúa mạch (barley) hay còn biết đến với tên khác là trà orboricha khá được ưa chuộng bởi hương vị nhẹ nhàng, thanh đạm. Loại trà này được người Nhật uống mỗi ngày, nhất là vào những ngày hè oi bức.

Mặc dù không được biết đến rộng rãi như trà xanh hay trà ô long, nhưng những công dụng của loại trà này đều đã được nhiều nghiên cứu xác thực.

Quay lại với thắc mắc đầu đề, bà bầu có nên uống trà lúa mạch hay không? Câu trả lời hoàn toàn được nếu dùng với lượng vừa phải. Chính vì không chứa caffeine do được làm từ những hạt lúa mạch rang xay, nên trà barley là lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe của bà mẹ tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

Tác dụng của trà lúa mạch đối với thai kỳ

Thời xa xưa, trà lúa mạch đã được xem như một loại “thần dược” từ nhiên nhiên. Người ta đã biết tận dụng tác dụng của trà lúa mạch để chữa các vấn đề đơn giản như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hay thậm chí cả những tình huống phức tạp hơn như vô sinh.

Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà chúng ta biết rõ hơn những tác dụng thần kỳ của món trà này, chẳng hạn như:

1. Cải thiện tiêu hóa

Trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu hóa. Một trong những giải pháp hữu ích cho bạn mà không phải động đến thuốc đó là dùng trà barley. Bởi lẽ, thành phần lúa mạch giàu chất xơ tự nhiên làm tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Hơn nữa, nhờ vào hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mẹ bầu khi dùng trà sẽ không phải lo những cơn đau dạ dày và buồn nôn “quấy rầy” sức khỏe của bạn. Tuyệt chiêu để mẹ tiêu hóa thức ăn tốt, chống lại chứng đầy hơi, khó chịu là hãy uống trà trước mỗi bữa ăn nhé!

2. Tác dụng của trà lúa mạch trong phòng ngừa bệnh tim mạch

Flavonoid là một hợp chất hiện diện trong lúa mạch mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Một trong số đó là bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất này khá hữu ích trong việc cân bằng hằng định nội môi và đảm bảo tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi nhờ khả năng phá bỏ những vật cản trong lòng mạch.

Ngoài ra, đây còn là một tác nhân chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Đồng thời góp phần tạo ra các tín hiệu tích cực nhằm ngăn chặn sự tắc nghẽn ở động, tĩnh mạch.

3. Liều thuốc tuyệt diệu cho chứng ợ nóng

lúa mạch giúp giải quyết chứng ợ nóng khi mang thai

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường xuyên bị những cơn ợ nóng hành hạ. Đừng lo lắng vì trà lúa mạch sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Các antacid trong trà mang lại tác dụng trung hòa lượng axit thừa trong dạ dày, ngăn ngừa chứng trào ngược xảy ra. Bạn sẽ ngạc nhiên vì cơn đau sẽ biến mất hẳn ngay khi dùng đấy.

4. Giải pháp tự nhiên chữa chứng mất ngủ khi mang thai

Hẳn không ít chị em đã phải vật lộn với giấc ngủ khi mang thai. Để ngon giấc về đêm, cách tốt nhất bạn hãy tìm đến trà lúa mạch. Loại trà này có chứa những hợp chất đặc biệt như tryptophan và melatonin tự nhiên.

Cả hai thành phần này đều đóng vai trò là những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, giúp cơ thể thư giãn và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, melatonin là một chất cần thiết giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ, giải thoát cho bạn khỏi những lo âu, căng thẳng sau một ngày dài bận rộn.

5. Tác dụng của trà lúa mạch hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiều mẹ bầu gặp phải vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai. Tình trạng này đa phần nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc sự ứ đọng nước tiểu do cơ tử cung phát triển chèn ép đường tiết niệu.

Trà lúa mạch được xem là sự cứu trợ tuyệt vời để hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Bởi lẽ, trong thành phần trà có polyphenol là chất làm giảm độ bám dính của vi khuẩn khỏi đường tiết niệu. Nhờ vậy cơ thể có khả năng tống xuất vi khuẩn ra ngoài thông qua đường tiểu.

6. Giúp kiểm soát cân nặng

bà bầu kiểm soát cân nặng

Như đã đề cập, lúa mạch là thực phẩm khá giàu chất xơ tự nhiên có thể giữ cho cơ thể no lâu hơn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được cảm giác thèm ăn. Không những thế, chất xơ khi kết hợp cùng tác dụng của chất chống oxy hóa sẽ là “bộ đôi” hoàn hảo làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, đẩy mạnh quá trình tiêu hóa thức ăn và bài trừ độc tố.

Bản chất lúa mạch đã là một thực phẩm ít calo và không có quá nhiều đường, vì thế những mẹ bầu đang gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ vẫn có thể an tâm để sử dụng.

7. Ngăn ngừa cảm cúm

Trà barley có thể bảo vệ mẹ bầu khỏi triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Chính vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện như ho, đặc biệt là ho có đờm, bạn hãy tự pha một tách trà nóng để dùng ngay.

Tất cả là nhờ vào đặc tính kháng khuẩn cùng hàm lượng dồi dào chất chống oxy hóa giúp tiêu đờm và giảm tắc nghẽn vùng hầu họng. Hơn nữa, lúa mạch sở hữu khá nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

Khi pha trà, để tăng hiệu quả chữa bệnh hơn nữa, bạn có thể thêm vào đó một chút quế cùng mật ong.

8. Đảm bảo sức khỏe cho răng và nướu

Khi mang tha,i tính chất nước bọt bị biến đổi sẽ khiến miệng luôn cảm thấy dính. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dẫn đến bà bầu bị sâu răng. Hơn nữa, phần nướu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn dẫn đến tình trạng hôi miệng ở mẹ bầu.

Để thoát khỏi những vấn đề này, bạn nên sử dụng trà lúa mạch. Việc uống trà sẽ giữ cho khoang miệng luôn sạch và loại bỏ các tác nhân gây hại.

9. Làm sạch máu là một trong những tác dụng của trà lúa mạch

lúa mạch giúp thanh lọc cơ thể

Việc thưởng thức một tách trà barley thơm ngon cũng có tác dụng điều chỉnh và làm giảm lượng đường huyết hiệu quả. Loại trà này cũng hoạt động như một chất làm thanh lọc máu, giảm mức cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Thêm vào đó, vitamin E, kẽm, sắt có trong lúa mạch cũng giúp thanh lọc gan, làm chậm quá trình lão hóa mang lại cho mẹ bầu nước da sáng mịn, hồng hào.

Những tác dụng tiêu cực từ trà lúa mạch bạn cần biết

không dùng trà lúa mạch cho người đang cho con bú

Từ những lợi ích trên, có thể thấy đây là một món đồ uống tuyệt vời cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những phản ứng không mong muốn xảy ra bao gồm:

  • Đi ngoài phân lỏng có thể xảy ra do cơ thể chưa quen với hàm lượng chất xơ cao từ lúa mạch. Từ đó dẫn đến cơn đau dạ dày, đau bụng hoặc những rối loạn ở đường tiêu hóa khác.
  • Không nên dùng trà này cho với người đang nuôi con bằng sữa mẹ. Lý do vì một số thành phần trong lúa mạch gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa mẹ, một số tác dụng không mong muốn hay những biến chứng khác.
  • Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh celiac (tình trạng nhạy cảm với gluten) thì nên tránh xa trà barley. Điều này cũng tương tự với người bị nhạy cảm hoặc dị ứng với ngũ cốc.
  • Mẹ bầu bị dị ứng với bắp (ngô) cũng không nên uống trà lúa mạch. Lý do là cấu trúc của chất xơ trong lúa mạch cũng tương tự như ngô. Vì thế, khi sử dụng, mẹ bầu có khả năng gặp các phản ứng dị ứng hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.

Bí quyết để pha trà lúa mạch không phải ai cũng biết

cách pha trà lúa mạch

Món trà này được thực hiện bằng cách rang hạt lúa mạch hoặc đơn giản hơn là mua những gói trà túi lọc có bán ở siêu thị. Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được.

Để làm một cốc trà thơm ngon, chuẩn bị bạn cần:

  • 6 thìa súp lúa mạch rang
  • 4 cốc nước
  • 1 thìa mật ong và chanh tươi (không bắt buộc)

Cách thực hiện:

Đun sôi nước rồi cho bột lúa mạch rang vào, thỉnh thoảng khuấy đều. Để trà nguội một chút rồi lọc lấy phần nước uống. Để thêm hương vị, bạn có thể cho vào mật ong hoặc một ít nước cốt chanh.

Mong rằng những thông tin về trà lúa mạch trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong cẩm nang mang thai. Hãy chia sẻ thêm với MarryBaby về những loại trà bạn đang sử dụng cũng như lợi ích của nó trong thai kỳ nhé!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x