Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 11/10/2023

Có bầu nằm ngửa được không? Bà bầu nằm ngửa nguy hại ra sao?

Có bầu nằm ngửa được không? Bà bầu nằm ngửa nguy hại ra sao?
Tại sao bà bầu không nên nằm ngửa khi mang thai? Các chuyên gia chỉ ra tư thế ngủ này khiến mẹ ngủ không sâu giấc và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây đột tử.

Một số mẹ bầu nằm ngửa thấy thoải mái nên nghĩ rằng tư thế này sẽ an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu cứ giữ suy nghĩ này, bạn có thể sẽ phải hối tiếc khi biết được những hậu quả thai nhi phải gánh chịu khi mẹ bầu nằm ngửa. Có bầu nằm ngửa được không? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Có bầu nằm ngửa được không?

Mẹ bầu có nên nằm ngửa hay không? Điều quan trọng nhất để tìm tư thế ngủ thích hợp khi mang thai là mẹ phải cảm thấy thoải mái khi ngủ và cả lúc thức dậy. Theo đó, thời điểm 2 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể nằm mọi tư thế yêu thích như thời còn son rỗi vì bụng bầu mới phát triển, thai nhi còn nhỏ.

Bắt bầu từ tháng thứ 3, mẹ bắt đầu cảm thất thật khó có thể ngon giấc khi mà tử cung đang dần lớn lên và bụng bầu ngày một to hơn. Lúc này, mẹ bầu phải tập thay đổi thói quen để nỗi lo về giấc ngủ không làm phiền niềm vui thai kỳ. Từ đây, mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái.

Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, chuyện nằm ngửa là tuyệt đối kiêng kỵ. Theo các chuyên gia, nếu mẹ nằm ngửa, trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch, khiến máu từ dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Nếu mẹ tiếp tục nằm trong thời gian dài có thể sẽ bị chóng mặt hoặc quay cuồng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Có bầu nằm ngửa được không? Tốt nhất, mẹ hãy nằm nghiêng bên trái
Có bầu nằm ngửa được không? Tốt nhất, mẹ hãy nằm nghiêng bên trái

Tại sao bà bầu không nên nằm ngửa?

Có bầu nằm ngửa được không thì mẹ đã có câu trả lời. Vậy tại sao bà bầu không nên nằm ngửa? Bởi tư thế này có thể gây ra một số vấn đề và rủi ro cho thai nhi. Dưới đây là một số lý do trả lời cho mẹ có bầu nằm ngửa được không.

  • Giảm lưu lượng máu đến tử cung: Nằm ngửa có thể làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, dẫn đến thiếu máu và dưỡng chất cho thai nhi.
  • Gây áp lực lên động mạch chủ và động mạch chủ thai: Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu và dưỡng chất đến thai nhi, gây ra các vấn đề sức khỏe.
  • Gây trở ngại cho lưu thông máu trong cơ thể: Nằm ngửa có thể làm cho tử cung nặng lên và gây ra áp lực lên các mạch máu, dẫn đến sưng vùng chân và bàn chân.
  • Gây căng thẳng lên tử cung: Nếu thai kỳ tiến triển tốt và không có vấn đề gì, việc nằm ngửa có thể gây căng thẳng lên tử cung và dây rốn, khiến bụng mẹ bị căng đau.
  • Tuy nhiên, có một số trường hợp nằm ngửa có thể được phép bởi các y bác sĩ. Việc nằm ngửa hoặc ở các tư thế khác trong thai kỳ cần được thảo luận và hướng dẫn bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào về tư thế nằm trong thai kỳ, bạn nên thảo luận với bác sĩ để nhận được hướng dẫn cụ thể và chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ của mình.

    tại sao ba bầu không nên nằm ngửa 1
    Mẹ bầu nằm ngửa thấy thoải mái không hẳn là tốt cho bé yêu trong bụng

    Mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ bao lâu thì nguy hiểm?

    Không ít mẹ bầu nằm ngửa thấy thoải mái tự nhủ với lòng nằm ngửa trong một vài phút thôi. Thế nhưng, có lúc mẹ lại ngủ ngon giấc và quên đi mất tư thế ngủ này có hại. Nếu đã biết có bầu nằm ngửa được không thì mẹ lại càng lo lắng nếu lỡ ngủ quên và nằm ngửa quá lâu.

    Đối với vấn đề mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ bao lâu thì nguy hiểm? Các chuyên gia cho rằng việc định lượng chính xác thời gian an toàn khi mẹ bầu nằm ngửa là khá khó khăn.

    Tuy mẹ bầu nằm ngửa vào những tháng cuối thai kỳ không được khuyến khích, nhưng thường mẹ vô tình nằm ngửa trong một thời gian ngắn thì cơ thể sẽ luôn có những cảnh báo kịp thời. Khi mẹ nằm ngửa và hơi khó thở hoặc tim đập nhanh, đó chính là cách cơ thể thông báo rằng mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng để giúp máu lưu thông tốt hơn.

    Các chuyên gia khoa sản đã từng công bố con số nghiên cứu, có đến 80-90% mẹ bầu có tử cung nghiêng sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển oxy và đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ngủ trưa thường xuyên hạn chế sinh con nhẹ cân

    tại sao bà bầu không nên nằm ngửa
    Có bầu nằm ngửa được không? Tại sao bà bầu không nên nằm ngửa khi ngủ?

    Cách đổi tư thế ngủ an toàn

    Cách tốt nhất để tránh những mối nguy hại kể trên đó là mẹ cần đảm bảo không nằm ngửa cả đêm bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trước khi mang thai bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ, việc tập thay đổi tư thế để chuyển sang ngủ nghiêng có thể gặp chút khó khăn.

    Đối với trường hợp này, lời khuyên là mẹ nên kê thêm gối sau lưng hoặc tiện lợi hơn là mẹ nên dùng gối chữ U hoặc gối chữ C dành cho bà bầu. Việc dùng gối không chỉ giúp mẹ tránh được thắc mắc có bầu nằm ngửa được không mà còn mang lại nhiều tác dụng. Nhờ gối, mẹ có ngả ra sau hoặc lăn lộn trên giường trong lúc ngủ mà không sợ bị chuyển sang tư thế nằm ngửa hoàn toàn.

    Các chuyên gia cho rằng, miễn là mẹ bầu không nằm ngửa hoàn toàn, việc nằm ngửa hơi nghiêng một góc từ 20 đến 30 độ vẫn ổn và không gây hại cho thai nhi.

    Ngoài giải pháp này, các mẹ cũng có thể nhờ thêm bạn đời kiểm tra tư thế ngủ của mình. Mẹ hãy chia sẻ trước, nhờ chồng giúp mình đổi tư thế ngủ sang nằm nghiêng nếu anh ấy thức dậy vào ban đêm và phát hiện bạn nằm ngửa.

    >> Xem thêm: Nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa được không? Mẹ cần làm gì để tránh nằm sai tư thế?

    Tư thế ngủ lý tưởng khi mang thai

    Gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học ở Sydney, Úc đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai nằm ngủ ngửa trong thai kỳ tăng nguy cơ thai nhi bị chết lưu hơn những phụ nữ nằm nghiêng sang trái. Vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tư thế ngủ để phòng ngừa rủi ro này.

    Khi mang thai, mẹ không nên nằm ngửa mà nên nghiêng về một bên khi ngủ. Đặc biệt, việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, giảm tình trạng phù chân khó chịu khi mang thai. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi tư thế ngủ nhiều lần trong đêm. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tập cho mình thói quen ngủ nghiêng về phía bên trái.

    Thông qua những thông tin trong bài viết trên, hi vọng mẹ đã có câu trả lời có bầu nằm ngửa được không. Cẩn thận vẫn hơn mẹ nhé!.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Sleeping During Pregnancy
    https://kidshealth.org/en/parents/sleep-during-pregnancy.html
    Truy cập ngày 23/06/2021

    2. Tiredness and sleep problems
    https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/tiredness/
    Truy cập ngày 23/06/2021

    3. How to Sleep During the First Trimester of Pregnancy
    https://parenting.firstcry.com/articles/sleep-pregnancy-first-trimester-best-sleeping-positions/
    Truy cập ngày 23/06/2021

    4. Sleep during pregnancy: Follow these tips
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/sleep-during-pregnancy/art-20043827
    Truy cập ngày 23/06/2021

    5. Problems sleeping during pregnancy
    https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000559.htm
    Truy cập ngày 23/06/2021

    x