Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những cơn đau này không chỉ do tăng cân mà còn do sự thay đổi về hình dáng cũng như các hóc-môn nội tiết tố trong cơ thể lúc này. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy khó chịu nhất là vùng xương chậu của mình vì đây là nơi sẽ gánh chịu nhiều áp lực của cơ thể. Cùng theo dõi để biết về chứng đau xương chậu khi mang thai mẹ nhé!
Xương chậu được cấu tạo chủ yếu từ 2 xương mu có hình cánh quạt cùng với vô số các dây chằng kết nối, đây cũng là đường ra duy nhất của thai nhi nếu mẹ sinh thường. Càng gần đến ngày lâm bồn mẹ bầu sẽ thấy dường như toàn bộ phần xương chậu bị nhão ra, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn khiến dây chằng căng tức nhiều hơn. Tất cả những điều này tạo điều kiện cho thai nhi chui ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Áp lực và cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu là “tác dụng phụ” thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, điều này còn tùy thuộc vào vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi nữa.
Bạn cứ tưởng tưởng: Trước đây khu vực này là “vườn không nhà trống, giờ đây lại có một em bé cỡ 3-3,5kg, lớn hơn kích thước cho phép xin “tạm trú” nên việc tạo ra áp lực lên khu vực này là điều khó tránh khỏi. Áp lực lên vùng chậu, xung quanh tử cung sẽ ngày càng tăng lên theo quá trình phát triển của thai nhi và việc cơ thể phải “nới rộng ra” sẽ thực sự làm cho mẹ bầu đau đớn.
Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ sẽ cần phải lớn theo. Và vì vậy mà tử cung sẽ cần “đất” rộng hơn để ở. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Ngoài ra, dây chằng vùng xương chậu cũng sẽ phải giãn căng ra khi mang thai nên thai phụ sẽ càng thấy đau xương chậu
Thai 36 tuần, bé đã xoay đầu và ở vị trí thấp nhất, sẵn sàng chào đời. Đây sẽ là đỉnh điểm cho những cơn đau và cảm giác khó chịu ở mẹ bầu. Việc máu dồn về khu vực xương chậu nhiều hơn và các dây thần kinh hoạt động cao độ tại đây cũng sẽ làm tăng thêm cảm giác khó chịu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau bụng dưới có phải bất thường không?
Điều gì làm tăng nguy cơ mắc chứng đau khung xương chậu khi mang thai?
Cũng giống như các triệu chứng ốm nghén, bà bầu bị đau xương chậu là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác những nguyên nhân nào dẫn đến triệu chứng này. Nó có thể là do sự thay đổi về tư thế, hình thể hay sự điều chỉnh nồng độ hóc-môn relaxin ở các khớp để phù hợp với việc nâng đỡ em bé…
Đau xương chậu khi mang thai khá phổ biến. Theo thống kê cứ 5 người mang thai thì có 1 người sẽ mắc phải triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai này trong suốt 40 tuân thai kỳ và được điều trị càng sớm thì cảm giác đau nhức sẽ mau thuyên giảm hơn.
Mẹ bầu gặp triệu chứng đau vùng xương chậu khi mang thai còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
Tình trạng này sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian thai nghén, thông thường mẹ bầu có thể nhận thấy các cơn đau lần đầu tiên khi ở tam cá nguyệt thứ hai. Đau vùng xương mu và ở háng là triệu chứng phổ biến nhất, ngoài ra bầu còn bị đau lưng, đau mặt sau xương chậu.
Mỗi cơn đau có một cường độ khác nhau, có mẹ chỉ cảm thấy đau nhẹ không có vấn đề gì. Nhưng cũng có mẹ đau không thể nào chịu nổi, chúng tác động đến mọi hoạt động hàng ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống.
Đặc biệt là vào ban đêm, những cơn đau nhức vùng xương chậu càng nặng hơn khiến mẹ bầu thức giấc. Bên cạnh đó, chứng đi tiểu đêm khi mang thai dường như là nổi “cực hình” đối với mẹ bầu nào có các triệu chứng trên khi phải ngồi dậy, xuống giường và đi vào nhà vệ sinh.
Đôi khi bầu còn cảm thấy phần bụng trở nên nặng nề, cơ thể mệt mỏi không còn sức lực, luôn có cảm giác em bé trong bụng sẽ ra ngoài bất cứ lúc nào mặc dù không có dấu hiệu chuyển dạ.
Biểu hiện chính của triệu chứng này là đau lưng, hông và vùng chậu cùng với sự nhức nhối xung quanh vùng mông. Một số mẹ sẽ được trải nghiệm “ trọn gói” những biểu hiện này và một số sẽ chỉ trải qua một hay hai biểu hiện mà thôi.
Nếu đã “trót dính” vào triệu chứng này, ngay cả những hoạt động đơn giản nhất thường ngày cũng có thể làm cho cơn đau trở nên tệ hơn. Từ việc đi đứng, nằm đến ngồi cũng sẽ làm cho các mẹ thấy khá đau đớn và các mẹ sẽ có cảm giác như thể sự đau nhức có thể hiện diện trong mọi cử động của mình.
Ở một mức độ nào đó thì những cơn đau và áp lực là chuyện bình thường, tuy nhiên, các mẹ cũng cần biết mức độ “báo động”, sự can thiệp của y tế là điều rất quan trọng, nhất là áp lực vùng chậu trong thai kỳ.
Áp lực lên vùng chậu sẽ bắt đầu khá sớm và cảm giác không thoải mái sẽ xuất hiện khoảng một vài tháng sau. Khi cảm thấy có cơn đau nhói như thể vùng chậu thắt lại, mẹ bầu nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu co thắt chuyển dạ sớm.
Một số dấu hiệu nguy hiểm khác mà các mẹ bầu cũng cần lưu ý như chảy máu âm đạo, rỉ nước ối nhiều, chuột rút hay các cơn đau co thắt. Và nếu thấy bé có những chuyển động bất thường hay ngừng hoạt động, mẹ cần đi kiểm tra ngay.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bách sĩ sản khoa thăm khám, tư vấn nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên chưa!
Nguyên nhân chủ yếu gây đau xương chậu khi mang thai là do cơ thể mẹ sản sinh ra hormone relaxin có tác dụng làm mềm các dây chằng, giúp xương chậu mở ra để em bé chui ra ngoài. Tác dụng phụ của hormone này làm cho các khớp xương đau nhức.
Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi cũng ảnh hưởng đáng kế đến vùng xương chậu. Thông thường sau khi sinh tất cả các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn, các khớp xương cũng trở nên ổn định và vững vàng hơn. Vì vậy bầu không nên quá lo lắng khi mình gặp phải tình trạng này.
Làm sao để khắc phục tình trạng đau xương chậu?
Không có một phương thức nào có thể điều trị hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Việc chữa trị chủ yếu là tìm cách làm giảm bớt áp lực cho khu vực xương chậu, xoa dịu các cơn đau cũng như hạn chế những vận động có thể làm cho tình trạng thêm trở nặng. Mẹ bầu có thể lựa chọn và áp dụng những cách sau đây:
Nhật Lãm
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.