Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/07/2015

Mẹ bầu tập bụng: Quá liều lĩnh chăng?

Mẹ bầu tập bụng: Quá liều lĩnh chăng?
Dù việc tập thể dục khi mang thai được khuyến khích, vùng bụng dường như vẫn là một "cấm địa". Bầu có cần tuyệt đối tránh các động tác bụng hay được tập theo sở thích của mình?

Việc tập thể dục khi mang thai rất cần thiết để duy trì sức khỏe cho mẹ bầu. Tuy nhiên, một vài động tác có thể bị liệt vào danh sách “cấm”. Nhưng một tin vui với những tín đồ của thể dục là động tác tập bụng vẫn có thể tiến hành đối với các mẹ hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng không thể tập thoải mái như khi chưa mang thai.

Tập thể dục khi mang thai 2
Gập bụng khi mang thai không phải là điều không tưởng

Cẩn tắc vô ưu

Không riêng với tập bụng, các động tác thể dục khi mang thai cần phải được tiến hành một cách có kiểm soát, vì đây là giai đoạn mà cơ thể phải chịu áp lực lớn và rất dễ trở nên quá tải. Khi tập bụng, bạn đặc biệt cần chú ý đến những yếu tố sau:

  • Luôn bổ sung đủ nước trước khi tiến hành việc luyện tập. Điều này giúp bạn tránh chuột rút và đau cơ.
  • Đừng tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều nếu bạn muốn thực hiện việc luyện tập ngoài trời.
  • Không bao giờ luyện tập quá sức khi mang thai. Bạn cần giảm cường độ luyện tập xuống một mức thấp nhất khi đã bước vào giai đoạn sau của thai kỳ.
  • Kiểm soát mức độ luyện tập để tránh thân nhiệt quá nóng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu đang bị bệnh hoặc gặp biến chứng trong thai kỳ, ngừng tập luyện là một quyết định khôn ngoan.
  • Đừng tập bụng khi bạn cảm thấy mệt mỏi
  • Nếu bạn đang mang thai đôi hay đa thai thì tốt nhất là tránh động tác tập bụng.
  • Không được tập quá 20 lần gập bụng ngay cả khi bạn cảm thấy mình dồi dào sức khỏe.

Đặc biệt, hãy ngừng tập bụng ngay khi bạn gặp phải những vấn đề bên dưới:

  • Bạn bị chảy máu âm đạo
  • Bạn cảm thấy chóng mặt
  • Khó thở
  • Đau đầu và co thắt tử cung
  • Những nguy cơ cần cân nhắc

    Những động tác thể dục cho phần thân dưới sẽ hữu ích cho bạn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, khi đã bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì việc nằm ngửa không còn được khuyến khích nữa. Tư thế này tạo áp lực lên tử cung và ảnh hưởng đến lượng máu mà thai nhi nhận được. Hơn nữa, động tác tập bụng sẽ khiến bạn chóng mặt và dễ bị té ngã. Do đó, tốt nhất là tập động tác này dưới sự giúp đỡ của một huấn luyện viên chuyên nghiệp.

    Như bất kỳ một hoạt động nào, tập thể duc có thể gây “nghiện” và nếu đó là tình yêu cho động tác gập bụng, bạn vẫn có thể nhường tình yêu ấy cho một điều lớn lạo hơn, đó chính là bé yêu đang lớn lên từng ngày trong bạn. Có rất nhiều lựa chọn để thay thế: Bơi lội, yoga, đi bộ… Ngay cả khi bạn không biết phải tập gì, những chuyên gia vẫn có rất nhiều lời khuyên tuyệt vời cho bạn. Hãy giữ phong cách sống năng động của mình bất cứ khi nào có thể mẹ nhé.

    MarryBaby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x