Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ba mẹ nào cũng mong muốn con được phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Vì thế, bạn nên hiểu thai giáo là gì và áp dụng phương pháp này đúng cách ngay từ khi mang thai.
Thai giáo là một phương pháp giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ. Phương pháp này giúp kích thích sự phát triển của trẻ về thể lực và trí lực. Ngoài ra, phương pháp giáo dục này còn mang đến nhiều lợi ích như:
>> Bạn có thể xem thêm: Cách thai giáo của người Nhật có gì đặc biệt mà mẹ nào cũng học?
Để hiểu thai giáo là gì, thì bạn nên biết thai giáo được thực hiện qua 2 phương pháp: gián tiếp và trực tiếp.
Bạn có thể dùng cách thai giáo cho con qua việc kích thích sự phát triển của 5 giác quan. Phương pháp thai giáo trực tiếp này sẽ giúp thai nhi cảm thấy vui vẻ, phấn kích và phát triển về tinh thần. Bạn có thể áp dụng cách này thông qua các bài tập 5 giác quan cho mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thai giáo gián tiếp qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt. Vì phương pháp này sẽ giúp thai nhi phát triển qua việc cảm nhận mọi hành động, suy nghĩ và cảm xúc từ người mẹ. Chế độ dinh dưỡng khoa học của mẹ bầu cũng giúp thai nhi phát triển tốt về thể chất.
Dưới đây là một số tác dụng của thai giáo:
>> Xem thêm: 6 cách giúp con thông minh từ trong bụng mẹ
Mẹ có thể thai giáo cho bé qua thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác.
Phương pháp giáo dục thính giác trong thai giáo là gì? Khoảng tuần 18 thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu nghe thấy âm thanh từ bên trong và ngoài cơ thể mẹ bầu. Vào tuần 26 thai kỳ, thai nhi có thể phản ứng với âm thanh đó.
Trong giai đoạn này, bạn có thể áp dụng cách thai giáo cho con qua việc trò chuyện với con; cho con nghe nhạc; kể chuyện trong kho truyện thai giáo cho thai nhi… Tất cả những điều này sẽ giúp thai nhi phát triển về thính giác, trí thông minh và tăng tình cảm với ba mẹ.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai giáo tháng thứ 4 – Tháng của những âm thanh
Võng mạc của thai nhi được phát triển ở tuần thứ 20 thai kỳ. Và thai nhi có thể mở mắt nhìn thấy ánh sáng từ tuần thứ 22 của thai kỳ. Tuy nhiên, mắt của trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục phát triển sau khi chúng được sinh ra.
Phương pháp soi đèn trong thai giáo là gì? Để giúp thị giác của thai nhi được phát triển tốt, bạn có thể dùng ánh sáng của đèn pin để thực hiện. Tốt nhất, bạn nên dùng đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ. Bạn không nên dùng ánh sáng mạnh. Bạn có thể chiếu trực tiếp qua lớp giấy nilon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi.
Sau đó, bạn lại di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi để chờ xem các phản ứng của thai nhi. Trong khi thực hiện, bạn nên trò chuyện âu yếm cùng với con. Phương pháp này chỉ thực hiện 3 lần và kéo dài 5 phút. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện phương pháp này thường xuyên vì có thể gây hại cho mắt của thai nhi.
Sau khoảng 18 tuần thai kỳ, thai nhi sẽ thích ngủ trong bụng mẹ khi mẹ còn thức. Vì những chuyển động của mẹ có thể khiến thai nhi dễ ngủ hơn. Ngoài ra, thai nhi có thể cảm thấy đau ở tuần thứ 22-26 của thai khi.
Vậy phương pháp giáo dục xúc giác của thai giáo là gì? Giai đoạn này, thai nhi có thể cử động khi có bàn tay xoa lên bụng mẹ. Vì thế, massage chính là cách thai giáo cho con tốt nhất trong thời điểm này. Tuy nhiên, bạn nên massage đúng cách để tránh các biến chứng co thắt tử cung dẫn đến dọa sảy thai hoặc sinh non.
Vào khoảng tuần 30 thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu phát triển vị giác. Chế độ ăn uống của người mẹ có thể giúp thai nhi phát triển vị giác. Sự kích hoạt sớm này là bước đầu trong quá trình phát triển trí nhớ về vị giác ngọt, chua hoặc mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng việc lựa chọn thực phẩm của trẻ sau khi chào đời.
Để kích thích phát triển vị giác của trẻ, bạn nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm tất cả các nhóm chất. Điều này sẽ thúc đẩy sự tò mò của trẻ nhỏ sau này đối với tất các loại thực phẩm. Và bạn nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh có vị ngọt và mặn.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị mất vị giác, nguyên nhân đến từ những yếu tố không ngờ tới
Sự phát triển khứu giác qua thai giáo là gì? Sau tuần 30 thai kỳ, thai nhi sẽ phản xạ với các mùi có trong nước ối. Giai đoạn này khứu giác của thai nhi cũng được phát triển. Thai nhi sẽ cũng sẽ cảm nhận được tất cả các mùi vị thức ăn và mùi hương mà mẹ ngửi thấy.
Điều này sẽ hình thành sở thích ăn uống và cảm nhận mùi hương của trẻ nhỏ sau khi chào đời. Giai đoạn này, bạn nên tạo môi trường có hương thơm mà mình thích. Bạn nên ưu tiên những hương thơm thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ… sẽ tốt cho sức khỏe hai mẹ con.
Khi bạn đã biết thai giáo là gì; thì nên nhớ thêm các lưu ý sau:
Như vậy bạn đã biết phương pháp thai giáo là gì rồi đúng không? Phương pháp giáo dục từ trong bụng mẹ sẽ giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần. Điều này tạo tiền đề giúp cho sự phát triển và học tập của trẻ nhỏ sau khi chào đời. Chúc vợ chồng bạn thành công nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. How to Teach Your Baby During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-teach-baby-during-pregnancy/
Truy cập ngày 03/12/2022
2. Bonding with your baby during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bonding-with-your-baby-during-pregnancy
Truy cập ngày 03/12/2022
3. Prenatal Education: Program Content and Preferred Delivery Method From the Perspective of the Expectant Parents
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6310907/
Truy cập ngày 03/12/2022
4. Taste development and prenatal prevention
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31850766/
Truy cập ngày 03/12/2022
5. Olfactory Development, Part 1: Function, From Fetal Perception to Adult Wine-Tasting
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28424010/
Truy cập ngày 03/12/2022