Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 28/05/2024

Thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không?

Thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không?
Khi mang thai, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề xảy ra khiến tâm trí lúc nào cũng lo lắng. Một trong những nỗi lo thường trực với mẹ bầu chính là cân nặng của thai nhi mỗi tháng.

Nếu thai nhi không tăng cân tháng cuối thì có nguy hiểm không? Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài dưới đây nhé.

Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề thai nhi không tăng cân tháng cuối; chúng ta cần biết những tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA); mức tiêu chuẩn cân nặng thai nhi sẽ nặng khoảng 0.9kg khi được 27 tuần. Đến tuần 32, thai nhi sẽ nặng khoảng 2kg và nặng khoảng 3-4kg khi đủ tháng để chào đời (1).

Ngoài cân nặng của thai nhi, cân nặng của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây:

  • Lượng nước ối
  • Khối lượng nhau thai
  • Chất lỏng trong cơ thể
  • Lượng mỡ trong cơ thể
  • Lượng máu trong cơ thể
  • Kích thước giãn nở của tử cung

Bạn có thể tham khảo thêm bảng cân nặng của bé trai trên cộng động MarryBaby cùng với việc tìm hiểu vấn đề thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ nhé.

Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?
Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Thai nhi không tăng cân vào tháng cuối có sao không?

Khi đi siêu âm, bác sĩ cho biết thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ sẽ khiến bạn cảm thấy rất lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp thai nhi không tăng cân nào cũng gây nguy hiểm. Nếu thai nhi không tăng cân vào tháng cuối nhưng vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì không sao cả. Ngoài ra, cũng có một số thai nhi nhẹ cân là do thể trạng của ba mẹ nhỏ con.

Tuy nhiên, việc thai nhi không tăng cân tháng cuối cũng có thể do mắc phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (intrauterine growth restriction – IUGR) (2).

IUGR xảy ra khi thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng cũng như lượng oxy cần thiết để tăng trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này có thể bắt đầu xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Tốt nhất, khi bạn nhận thấy thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân để biết chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi. Bạn tuyệt đối đừng tự “chẩn đoán” nguyên nhân thai nhi không tăng cân vào tháng cuối để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối?

Chúng ta vừa tìm hiểu thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không. Vậy Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối? Bí quyết tăng cân cho thai nhi tháng cuối là bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây và các loại hạt khô: Thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng và các khoáng chất như sắt, kali, magiê và vitamin E.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh giàu vitamin B, canxi và khoáng chất. Loại rau họ cải này còn giúp sản xuất vitamin A trong cơ thể.
  • Quả mọng: Quả mọng có chứa chất chống oxy hóa, vitamin C và carbs an toàn. Bạn có thể sử dụng chúng để làm các món ăn nhẹ trong ngày cũng được.
  • Đậu nành: Đây là loại thực phẩm thay thế protein cho người ăn chay, có chứa sắt, chất béo lành mạnh và chất xơ cùng với các khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều prebiotic, protein và canxi tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bạn có thể ăn sữa chua cùng với yến mạch nguyên hạt hoặc trái cây.
  • Cá: Cá có chứa axit béo Omega-3 giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, cá cũng chứa protein cần thiết cho sự phát triển của da, tóc, cơ và các tế bào khác của thai nhi.
  • Trái bơ: Trái bơ là nguồn cung cấp vitamin C, folate và vitamin B6. Đây cũng là loại trái cây có chứa chất béo lành mạnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn trong thai kỳ.
  • Thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm: Trứng và thịt gà là nguồn cung cấp protein giúp tăng cân cho thai nhi. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có hàm lượng cholesterol thấp và axit béo Omega rất tốt cho thai kỳ.
  • Bí quyết tăng cân cho thai nhi tháng cuối là sự cân bằng chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Bạn không nên ăn quá ít hoặc quá nhiều bất kì nhóm dinh dưỡng nào để tránh gây mất cân bằng chất dinh dưỡng trong thai kỳ nhé.

    Bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cân nặng thai nhi trên cộng đồng MarryBaby. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn vấn đề thai nhi tháng cuối không tăng cân có nguy hiểm không.

    Như vậy chúng ta đã biết, thai nhi không tăng cân tháng cuối chưa hẳn là vấn đề nguy hiểm. Nếu con của bạn có cân nặng vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi thì không sao. Tuy nhiên, tình trạng thai nhi không tăng cân vào tháng cuối do chậm phát triển trong tử cung thì lại là trường hợp nguy hiểm đấy nhé. Trong mọi trường hợp, bạn hãy luôn tham vấn với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Third Trimester of Pregnancy: Fetal Development
    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/third-trimester/
    Truy cập ngày 09/04/2024

    2. Small for Gestational Age
    https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/s/small-for-gestational-age.html
    Truy cập ngày 09/04/2024

    3. You and your baby at 37 weeks pregnant
    https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/28-to-40-plus/37-weeks/
    Truy cập ngày 09/04/2024

    4. Weight gain during pregnancy
    https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/weight-gain-during-pregnancy
    Truy cập ngày 09/04/2024

    5. A Guide to Increasing Baby Weight When 9 Months Pregnant
    https://www.ckbhospital.com/blogs/increasing-baby-weight-when-9-months-pregnant/
    Truy cập ngày 09/04/2024

    6. Intrauterine Growth Restriction (IUGR)
    https://kidshealth.org/en/parents/iugr.html
    Truy cập ngày 09/04/2024

    x