Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ bầu nào cũng rất háo hức và mong đợi được nhìn thấy con yêu của mình. Dẫu vậy vẫn có một số trường hợp bé không hợp tác trong quá trình siêu âm. Khi bé dỗi thì mẹ làm sao để nhìn thấy? Thai nhi trốn bác sĩ khi siêu âm là do đâu? Có hàng nghìn câu hỏi mà mẹ bầu cần giải đáp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Marrybaby để biết đáp án nhé!
Có thể nói khoảnh khắc “hạnh phúc” nhất mỗi tháng của mẹ là được đi siêu âm. Lúc này mẹ có thể được nhìn thấy bé, cũng như biết rõ tình trạng sức khoẻ.
Thai nhi trốn bác sĩ khi siêu âm cũng là câu đùa mà không ít mẹ nhận được khi khám thai. Chủ yếu do:
Trường hợp thai nhi trốn khi siêu âm nhiều nhất là do bé quay mặt vào trong. Qua đó, bác sĩ khó nhìn thấy vùng mặt, mũi và môi vì bé cuộn tròn hoặc nằm sấp. Trong khi đó, kết quả siêu âm tốt nhất phải cần thai nhi qua mặt ra ngoài, được dịch ối bao quanh mặt.
Khi siêu âm em bé quay mặt vào trọng, mẹ cần bình tĩnh vì:
Lúc này, bác sĩ thường khuyên mẹ đi bộ nhẹ nhàng để bé thay đổi tư thế. Nếu may mắn, mẹ có thể nhìn thấy bé ngay hôm đó hoặc thử vào lần sau.
Nhiều mẹ hay thì thầm với nhau khi thai nhi lấy tay che mặt là lúc đó bé đang xấu hổ hoặc giận hờn gì đó. Nhưng thực ra đó là một hành động hết sức bình thường.
Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, khi hình thành đủ các bộ phận bé bắt đầu có ý thức và vận động nhiều hơn. Theo đó, một số chức năng như vị giác, thính giác cũng dần hoàn thiện. Việc bé lấy tay che mặt cũng được coi là phản xạ bình thường với môi trường bên ngoài.
Khi siêu âm, ánh sáng lớn có thể làm bé khó chịu. Do đó, theo phản xạ một số bé có thể lấy tay che mặt lại. Như vậy, mẹ sẽ không còn băn khoăn “Vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt?” nữa rồi nhé!
>>Mẹ hãy xem thêm: Lợi ích và cách nghe những bản nhạc bà bầu cho bé trai, bé gái, giúp bé thông minh từ trong trứng
Vì một số lý do mà đôi khi bé thường không hợp tác trong quá trình siêu âm. Đôi khi giống như chơi trò trốn tìm với bố mẹ và cả bác sĩ vậy. Thậm chí khi bác sĩ đã siêu âm đến 4-5 lần mà thai nhi vẫn trốn, chưa chịu cho thấy mặt. Một số mẹ nhạy cảm sẽ lo lắng, sợ con mắc dị tật bẩm sinh gì đó.
Thực ra, việc thai nhi quay mặt đi khi siêu âm là do tư thế hoặc lý do đặc biệt nào đó. Lúc “trốn tìm” bác sĩ chỉ không nhìn thấy mặt của bé thôi, còn các bộ phận khác vẫn có thể theo dõi được. Do đó, nếu nhận thấy điểm lạ bác sĩ sẽ cảnh báo ngay cho mẹ.
Mỗi lần siêu âm đều tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bởi vậy nếu thai nhi trố khi siêu âm mãi cũng khiến mẹ nản chí khá nhiều. Đối với trường hợp này, bạn có thể sử dụng vài chiêu “đánh thức thai nhi” sau:
Cách để con quay mặt ra khi siêu âm đơn giản nhất là đi bộ. Mẹ có thể đi lại vòng quanh phòng khám hoặc tập thể dụng nhẹ nhàng. Lúc mẹ vận động, em bé cũng cảm cảm nhận được và dần quay lại vị trí nằm thuận lợi. Nhờ đó, mẹ và bác sĩ có thể nhìn được toàn vẹn khuôn mặt của bé.
Thai nhi trốn bác sĩ khi siêu âm phải làm sao? Thai nhi khá nhạy cảm với lượng đường huyết được nạp mới. Chính vì thế, trước khi siêu âm khoảng 30 phút mẹ có thể uống sinh tố, kem, ăn hoa quả,… Bằng cách này bé sẽ thay đổi tư thế nằm và mẹ có thể thỏa sức ngắm nhìn con yêu.
Chiếu đèn là phương pháp được áp dụng nhiều nhất khi thai nhi trốn bác sĩ khi siêu âm. Từ tuần 22-26, bé đã có thể phân biệt bóng tối và ánh sáng. Khi chiếu đèn một cách đột ngột, bé có những phản xạ nhất như động đậy và tránh xa nguồn sáng đó. Đây là một trong những mẹo thai nhi không trốn bác sĩ khi siêu âm được.
>>>Mẹ bầu hãy xem thêm: Thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai?
Làm sao để thai nhi nằm ngửa, không lấy tay che mặt? Theo một số kinh nghiệm truyền lại, bố mẹ có thể nói chuyện với bé để kích thích sự vận động. Điều này không chỉ giúp bé ghi nhớ giọng nói của bố mẹ mà còn phát triển trí thông minh.
Thêm nữa, từ tuần 27 bé còn phân biệt được giọng người lạ. Do đó, mỗi lần siêu âm mà bé không hợp tác, bố mẹ có thể nói nhỏ và tâm sự với con vài câu. Thậm chí, nhiều người còn “dọa” để bé nhanh chóng quay mặt ra hơn.
Vào khoảng tuần 23, thính lực của con đã phát triển, nghe và cảm nhận được âm thanh từ bên ngoài. Mỗi lần mẹ mở nhạc hay trò chuyện, bé đều cảm nhận được và đạp lại. Âm nhạc giúp trẻ cải thiện tâm trạng, cũng như cử động nhiều hơn. Đây cũng là cách “xử lý” thai nhi trốn bác sĩ khi siêu âm mẹ có thể áp dụng ngay.
Trên đây là 5 mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng khi thai thi trốn bác sĩ khi siêu âm. Bên cạnh đó, mẹ cũng tập quen với việc đôi lúc bé sẽ trở nên ngang bướng, không hợp tác khi làm việc. Cuối cùng là giữ tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ để chờ đón ngày con yêu chào đời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby positions in the womb before birth
https://www.nct.org.uk/labour-birth/getting-ready-for-birth/baby-positions-womb-birth
Truy cập ngày 27/3
2. Fetal hand movements and facial expression in normal pregnancy studied by four-dimensional sonography
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14711106/
Truy cập ngày 27/3
3. Baby keeps covering her face during ultrasounds!
https://community.babycenter.com/post/a67181713/baby-keeps-covering-her-face-during-ultrasounds
Truy cập ngày 27/3
4. Fetal Ultrasound
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-ultrasound-92-P09031
Truy cập ngày 27/3
5. How To Prepare for an Ultrasound During Pregnancy
https://www.beaumont.org/treatments/ultrasound-how-to-prepare
Truy cập ngày 27/3