Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/11/2020

Sữa non và những tác dụng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh

Sữa non và những tác dụng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh
Mẹ cứ nghe nhiều về sữa non nhưng chưa hiểu rõ sữa non là gì, sữa non có tác dụng gì, tháng thứ mấy thì có sữa non? Hãy tìm hiểu ngay nhé!
tháng thứ mấy thì có sữa non, bầu mấy tháng có sữa non
Tháng thứ mấy thì có sữa non, bầu mấy tháng có sữa non?

Sữa non là gì?

Sữa non là loại sữa cô đặc ban đầu chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật. Hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa non cung cấp mọi thứ mà em bé cần trong những ngày đầu sau sinh. Như bạn đã biết, khi mới sinh, dạ dày của trẻ còn rất nhỏ và lượng sữa non lúc này rất phù hợp và hoàn hảo cho nhu cầu của trẻ.

Đối với hầu hết các bà mẹ, sữa sẽ “về” (chỉ việc lượng sữa tăng và chuyển từ sữa non sang sữa thường) trong khoảng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi mẹ sinh bé.

Sữa non có tác dụng gì? Các công dụng sữa non bầu cần biết

Sữa non có tác dụng gì? Các công dụng sữa non bầu cần biết
Sữa non sẽ về trong những ngày đầu sau sinh, mẹ nên cho con bú sớm nhé

Nếu thắc mắc sữa non có tác dụng gì thì mẹ nên biết đây là một nguồn chất dinh dưỡng quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng và chống lại bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Sữa non cũng được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa thông thường do nó chứa nhiều protein, chất béo, carbs, magiê, vitamin B, A, C và E.

Đặc biệt, trong sữa non có chứa nhiều Lactoferrin, một loại protein có liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn đối với các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả những bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Chất Lactoferrin trong sữa non còn hạn chế tiêu chảy và tăng cường sức khỏe đường ruột cho trẻ.

Ngoài ra, sữa non còn chứa các kháng thể IgA, IgG và IgM rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật không chỉ lúc mới sinh mà cả thời gian sau này.

Tác dụng của sữa non giúp cho não bộ của trẻ phát triển tốt với nhóm chất ganglioside. Chất này không chỉ giúp não của trẻ sơ sinh phát triển sớm.

Do các tác dụng tuyệt vời kể trên của sữa non nên các mẹ phải cho trẻ sơ sinh bú sớm nhất có thể để tận dụng tuyệt đối những dưỡng chất hoàn hảo này. Trẻ được bú nhiều sữa non sẽ có một hệ miễn dịch tốt, làm tiền đề để bé phát triển toàn diện sau này.

Tháng thứ mấy thì có sữa non?

công dụng sữa non đối với trẻ sơ sinh

Mẹ thắc mắc tháng thứ mấy thì có sữa non? Các tuyến sữa bắt đầu sản xuất sữa non vào khoảng tuần thứ 16 đến 22 của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng cơ thể mình đã hình thành sữa non vì nó không rỉ ra vú hay vắt ra dễ dàng như sau khi sinh.

Mặc dù vậy, nếu trong thai kỳ hoặc khi vừa sinh bé nếu bên trong áo ngực bạn xuất hiện vết ố vàng thì đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang tạo sữa non.

Còn nếu trong trường hợp bạn không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể cố gắng bóp nhẹ vào quầng vú để nhận thấy một lượng sữa non nhẹ tiết ra.

Còn nếu trong trường hợp bạn cố vắt sữa nhưng vẫn không có gì thì đó vẫn không phải là điều gì quá lo lắng. Vú của bạn sẽ bắt đầu tạo sữa khi đến thời điểm thích hợp.

Nếu bạn đang bị rỉ sữa non và nó làm ướt áo bạn thì hãy lót thêm một miếng lót sữa để tránh ngại ngùng khi ra ngoài.

Trong trường hợp sữa non có rỉ máu, bạn phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

Sữa non có màu gì?

Sữa non có màu gì

Nếu mẹ thắc mắc sữa non có màu gì thì sẽ có màu trắng đục, vàng nhạt, màu vàng, màu cam hoặc đôi khi lại trong suốt nhé mẹ. Sữa non hơi đặc và dính. Các chuyên gia dinh dưỡng coi sữa non là “vàng lỏng” vì giá trị dinh dưỡng cũng như tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Sữa bò non mang lại lợi ích gì, có thể bổ sung cho trẻ không?

Cũng giống như sữa non ở người, sữa non của bò cũng chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng và chống lại bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Nó cũng có thể sử dụng trong các giai đoạn khác của cuộc đời như dạng dinh dưỡng bổ sung.

Mặc dù tất cả các loài động vật có vú đều sản xuất sữa non, nhưng sữa bò non thường được sử dụng nhiều hơn cả. Sữa non của bò tương tự như sữa non của người. Chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate, protein chống lại bệnh tật, hormone tăng trưởng và enzyme tiêu hóa. Chúng cũng có nguồn kháng thể thúc đẩy khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Sữa bò non thường được tiệt trùng và sấy khô thành dạng viên hoặc dạng bột. Sữa non của bò thường có màu vàng nhạt, mùi vị tương tự như sữa lên men.

Sữa non của bò thường an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm.

Các chất bổ sung và bột làm từ sữa non bò rất đắt, từ 50-100 USD cho mỗi hộp 500g. Những người bị dị ứng với sữa không nên dùng sữa non của bò. Các sản phẩm cũng có thể được làm bằng các chất phụ gia có thể bao gồm các chất gây dị ứng phổ biến khác như đậu nành.

Tùy thuộc vào cách nuôi bò, sữa non của bò cũng có thể chứa thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu hoặc hoóc môn tổng hợp. Tuy nhiên, bạn có thể mua các sản phẩm bổ sung sữa non đã được kiểm nghiệm và của các công ty uy tín để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không có các hợp chất này.

Hy vọng các thông tin trên đã giải đáp giúp mẹ sữa non là gì, sữa non có màu gì, sữa non có tác dụng gì và tháng thứ mấy thì có sữa non. Hãy tận dụng nguồn sữa này tiết ra sau sinh để cho bé bú mẹ nhé!

TÚ QUYÊN

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x