Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/01/2021

Giải mã chứng thèm ăn khi mang thai

Giải mã chứng thèm ăn khi mang thai
Theo khảo sát, 40% phụ nữ mang thai cảm thấy thèm ăn ngọt và khoảng 30% có cảm giác thèm ăn mặn. Chỉ có khoảng 10% mẹ bầu có cảm giác thích thú với trái cây và những món chua. Cảm giác thèm ăn của mẹ bầu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay có liên quan gì đến giới tính của bé cưng? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
Hạn chế cảm giác thèm ăn khi mang thai
Theo nghiên cứu, cảm giác thèm ăn khi mang thai có liên quan đến việc không bổ sung đủ sinh dưỡng cho cơ thể

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc thay đổi hormone trong thai kỳ là tác nhân chịu trách nhiệm chính cho những cơn thèm ăn của các mẹ bầu. Khi hormone thay đổi, vị giác và khứu giác của bạn bị tác động và nảy sinh cảm giác thèm ăn hay chán ghét một món nào đó.

Theo một số chuyên gia, cảm giác thèm ăn cũng liên quan đến việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chẳng hạn, nếu cảm thấy thèm đá và các chất kỳ lạ như bột giặt hay tàn thuốc lá, có thể bạn đang bị thiếu sắt.

Bầu thèm ngọt là thiếu chất gì? Trường hợp cảm thấy thèm chocolate lại có liên quan đến việc không bổ sung đủ magie trong bữa ăn hằng ngày. Thậm chí, một khảo sát tiến hành trên những thai phụ không cung cấp đủ axit béo cho cơ thể trong khi mang thai cho thấy, khi cơ thể đủ chất, cơn thèm ăn của họ cũng “bay hơi” theo.

Khác với những “tin đồn” về việc ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào làm rõ mối liên hệ giữa việc thèm ăn chua sinh con gái hay thèm ăn mặn sinh con trai. Thực tế, giới tính của bé đã được quyết định ngay trong quá trình thụ tinh và không bị tác động bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Các chuyên gia cũng khuyên mẹ không nên loại bỏ hoàn toàn những món không dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày của mình mà chỉ cần hạn chế. MarryBaby mách mẹ 6 mẹo nhỏ để kiềm chế cảm giác thèm ăn khi mang thai.

1. Cách hạn chế thèm ăn khi mang thai: Ăn sáng mỗi ngày

Bắt đầu ngày mới với một bữa ăn chất lượng, bạn sẽ ít có cơ hội suy nghĩ tiếp về cơn thèm ăn của mình. Bữa sáng dinh dưỡng dành cho bạn: một quả trứng luộc, một quả cam, một ít hạt hạnh nhân và một ly sữa ít béo.

2. Tập thể dục thường xuyên

Duy trì những buổi tập thể dục là cách tuyệt vời để đánh lạc hướng cơn thèm ăn của bạn. Bạn nên duy trì việc tập thể dục mỗi ngày, biến nó thành thói quen không thể thiếu nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh.

3. Dự trữ đồ ăn nhẹ để giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai

Cảm giác buồn miệng có thể đến một cách bất ngờ, mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, bạn nên tự chuẩn bị cho mình một túi đồ ăn nhẹ với những món lành mạnh như các loại hạt, ngũ cốc… Bạn sẽ dễ dàng “ngấu nghiến” những thực phẩm không lành mạnh nếu không được chuẩn bị sẵn sàng.

4. Chia sẻ với người khác

Tâm trạng lên xuống thất thường do những biến đổi hormone trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không kiểm soát được việc ăn uống của mình. Những lúc như vậy, bạn nên nói chuyện hoặc tìm lời khuyên từ các chuyên gia.

5. Rèn luyện suy nghĩ

Thay vì ăn cả một hộp kem lạnh hay “ngốn” hết một thanh chocolate khổng lồ, bạn có thể thử một muỗng kem hoặc một mẩu chocolate nhỏ.

Thay vì từ bỏ hoàn toàn những món ăn không dinh dưỡng, bạn có thể bắt đầu từ từ từng chút một, hoặc có thể thử một số biện pháp an toàn hơn. Chẳng hạn, thay vì ăn kem, bạn có thể thử món yogurt mát lạnh nhưng không kém phần dinh dưỡng.

Bầu thèm ngọt là thiếu chất gì?

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thay đổi hormone, gây ra việc thèm ăn đồ ngọt khi mang thai. Khi bị nghén, bà bầu thường thích ăn đồ ngọt hơn các món khác. Lý do là đồ ngọt có nhiều năng lượng, khi ăn vào sẽ giúp mẹ bà có tinh thần sảng khoái và thoải mái hơn. Theo BabyCenter, số mẹ bầu thích đồ ăn chua chỉ 10%, còn mẹ bầu thèm ăn ngọt khi mang thai lại chiếm 40%.

Việc ăn đồ ngọt không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên ăn quá nhiều lại không tốt cho sức khỏe. Đồ ngọt có thể khiến mẹ tăng cân nhanh, nếu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, mẹ nên tiết chế ăn vừa phải thôi nhé.

Thèm ăn mặn khi mang thai

Thèm ăn mặn khi mang thai do hai nguyên nhân chính gây ra. Đó là cơ thể mẹ bầu bị thiếu chất dinh dưỡng cũng như chất khoáng, vì thế nên mẹ bầu thèm thực phẩm mặn. Thứ hai là trong khi mang thai, sự thay đổi hormone dẫn đến cảm giác thèm ăn bất thường, bao gồm cả việc thèm ăn mặn.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x