Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 24/05/2024

Bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sự thay đổi hormone trong giai đoạn mang thai khiến cho bà bầu dễ mắc các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng răng miệng trở nên nghiêm trọng thì phải làm sao?

Bà bầu có được nhổ răng không? Nếu bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chắc hẳn, bạn đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình khi đang mang thai phải không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết nhé.

Bà bầu nhổ răng được không?

Thực tế, hiện nay các nghiên cứu về tác dụng bất lợi của việc sử dụng các thuốc trong qúa trình điều trị nha khoa mang lại những kết quả chưa thống nhất. Các can thiệp điều trị bệnh lý răng miệng nên được đưa ra dựa trên tính cấp bách, mức độ đe doạ đến sức khoẻ bà mẹ (và có thể ảnh hưởng đến thai nhi) cũng như tuổi thai. Nếu một chiếc răng cần nhổ mà không thể trì hoãn, điều này nên được thực hiện.

Song để yên tâm hơn, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ để được tư vấn phù hợp với trường hợp của bạn. Ngoài ra, việc chăm sóc răng như trám răng, cạo vôi răng, điều trị nha chu và tuỷ đều có thể được thực hiện khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu tiêm thuốc tê khi nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các loại thuốc gây tê cục bộ khi nhổ răng như bupivacain, lidocain và mepivacain đều được cho là an toàn khi mang thai. Do đó, khi đi nhổ răng bạn nên cho bác sĩ biết bản thân đang mang thai để được tư vấn chọn các loại thuốc tê an toàn với thai nhi, liều dùng nên là thấp nhất đủ đế có hiệu quả.

Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán tình hình sức khỏe của răng miệng. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm nhé. Bác sĩ sẽ cho bạn mặc đồ bảo hộ để bảo vệ hai mẹ con bạn khỏi những tia bức xạ X. Do đó, việc chụp X-quang cũng không gây hại cho thai nhi bạn nhé.

Như vậy, việc tiêm thuốc tê hoặc thực hiện các thủ thuật để điều trị các vấn đề về răng miệng được cho là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý với bác sĩ về thai kỳ của mình để được tư vấn chọn lựa thời điểm và sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh phù hợp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề sưng nướu răng khi mang thai khi tìm hiểu vấn đề thuốc tê nhổ răng có gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu lý do vì sao mang bầu lại hay gặp vấn đề về răng miệng.

Các lưu ý về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ

Các lưu ý về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ

Mặc dù thuốc ủ tê nhổ răng không có ảnh hưởng đến thai nhi; nhưng bạn cũng nên đề phòng các vấn đề về răng miệng tái phát lại. Dưới đây là các mẹo bảo vệ răng miệng trong thai kỳ nhé.

  • Xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc hoặc vitamin bạn đang dùng: Bạn nên cho bác sĩ biết về các loại thuốc và vitamin dành cho phụ nữ mang thai đang sử dụng. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị các vấn đề về răng miệng để phù hợp với trường hợp của bạn.
  • Vệ sinh răng miệng thật kỹ: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng ít nhất 3 lần/tuần. Nhất là, bạn đừng quên súc miệng sau khi ăn nhé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt hơn cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chế biến từ sữa trong bữa ăn để răng được chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có vị ngọt và nhiều đường: Bạn nên giới hạn các thực phẩm có nhiều đường ngọt. Vì nếu ăn uống các thực phẩm ngọt quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu và viêm nướu. Do đó, bạn đừng trì hoãn việc khám răng miệng định kỳ. Nếu bạn nhận thấy nướu bị sưng hoặc chảy máu thì cần đi khám ngay nhé.
  • Thay đổi loại kem đánh răng khác nếu bị nghén: Nếu bạn không thể đánh răng do bị ốm nghén mùi kem đang xài thì hãy thay loại kem đánh răng có mùi vị khác. Ngoài ra, lượng axit trong miệng cũng có thể tăng lên do trào ngược dạ dàyợ nóng. Vì vậy, sau khi bạn nôn thì cần đợi 30 phút mới đánh răng để lượng axit trong miệng trở lại bình thường.

Tóm lại, bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Một số loại thuốc tê khi nhổ răng không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Song, bạn vẫn nên cho bác sĩ biết về tình hình thai kỳ của mình để được tư vấn có nên nhổ răng trong giai đoạn này không.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Dental Problems and Treatments During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/dental-problems-and-treatments-during-pregnancy/
Truy cập ngày 17/05/2024

2. Pregnancy and Dental Work
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/dental-work-and-pregnancy/
Truy cập ngày 17/05/2024

3. Can I go to the dentist when I’m pregnant?
https://utswmed.org/medblog/pregnancy-dentist/
Truy cập ngày 17/05/2024

4. Pregnancy and teeth
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-and-teeth#some-dental-problems-can-affect-a-developing-baby
Truy cập ngày 17/05/2024

5. Pregnancy and your dental health
https://www.mouthhealthy.org/life-stages/pregnancy/pregnancy-dental-concerns
Truy cập ngày 17/05/2024

x