Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 30/11/2023

Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết
Giống như các loại thuốc khác, thuốc nhuận tràng chữa táo bón khi mang thai cũng có một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc nhuận tràng thai phụ dùng.

Thuốc trị táo bón cho bà bầu cần sử dụng cẩn thận. Bởi việc sử dụng bất kì loại thuốc nào trong giai đoạn mang thai đều có thể ảnh hưởng tới em bé (nếu không cẩn thận). Vậy khi bị táo bón, mẹ bầu có nên dùng thuốc, nếu có thì dùng thuốc gì?

Táo bón khi mang thai là gì?

Theo NIDDK (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), táo bón được định nghĩa lâm sàng khi có bất kỳ hai trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần liên tục trong vòng 12 tháng trước đó.

  • Căng thẳng trong thời gian đi tiêu
  • Phân cứng và khô
  • Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn
  • Cảm giác bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở
  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần
thuốc trị táo bón cho bà bầu
Bà bầu bị táo bón là tình trạng phổ biến ở nhiều chị em

Nguyên nhân táo bón khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ xuất hiện rất nhiều biến đổi khác nhau, và do vậy táo bón cũng có nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Phụ nữ mang thai có thể bị ốm nghén, nôn nhiều khiến cơ thể mất nước, gây táo bón.
  • Phụ nữ mang thai rất dễ ít vận động, đặc biệt là giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, dẫn đến táo bón.
  • Rất nhiều phụ nữ mang thai bổ sung sắt, tuy nhiên, thu nạp quá nhiều sắt sẽ gây táo bón. Mẹ nên dùng loại thuốc sắt không gây táo bón cho bà bầu.
  • Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
  • Tiểu đường thai kỳ, nhược giáp… là những bệnh lý có thể dẫn đến táo bón ở phụ nữ đang mang thai.
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa và táo bón. Bên cạnh đó, việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thu và tiêu hóa kịp thời cũng dẫn đến táo bón.
  • Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên khi mang thai khiến các cơ (bao gồm cả ruột) thư giãn. Và giảm nhu động ruột cũng đồng nghĩa quá trình tiêu hóa sẽ chậm hơn.
  • Tử cung phát triển to dần lên, chèn ép khu vực xung quanh, bao gồm cả chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển chậm hơn.

Bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì?

Như đã nói ở trên, bà bầu không được khuyến khích sử dụng thuốc. Việc không sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu còn để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn: Khỏi táo bón nhờ thuốc, sau khi đi vệ sinh lại không có cảm giác đi tiêu trong nhiều ngày, lại táo bón rồi lại dùng thuốc.

Vậy nên muốn chữa táo bón cho bà bầu, cách an toàn và hiệu quả là thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn.

Trong trường hợp việc cố gắng thay đổi này vẫn không có hiệu quả, thì mới sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, bạn cần uống thật nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh táo bón dội ngược.

Về các loại thuốc uống trị táo bón cho bà bầu:

  • Nhóm thuốc có thể sử dụng: nhuận tràng tạo khối, nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
  • Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân.
  • Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu), nhuận tràng bôi trơn do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
thuốc trị táo bón cho bà bầu
Có nhiều loại thuốc trị táo bón cho bà bầu nhưng cần sử dụng cẩn thận

Cụ thể hơn, dưới đây là giải thích cho từng loại thuốc trị táo bón cho bà bầu.

a. Thuốc trị táo bón cho bà bầu: Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc nhuận tràng tạo khối là polisaccarit có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Nhóm thuốc này thường phù hợp để điều trị tình trạng khối phân cứng và nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy thuốc nhuận tràng tạo khối không hấp thụ vào máu và không liên quan đến nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Do đó, đây là nhóm thuốc trị táo bón cho bà bầu được xem là an toàn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng hoặc chuột rút.

b. Thuốc trị táo bón cho bà bầu: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Đây là loại thuốc được chia làm 3 nhóm chính gồm muối (natri clorua, kali clorua…), các polyalcohol không hấp thu (lactulose, sorbitol, glycerin) và polyethylene glycol.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường không gây hại cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải.

c. Thuốc nhuận tràng kích thích

Một số thuốc nhuận tràng kích thích như bisacodyl hoặc senna có tính sinh khả dụng kém và không gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, thuốc thường gây nhiều tác dụng phụ như đau quặn bụng, rối loạn nước – điện giải, hạ kali máu hoặc mất trương lực ruột nếu dùng lâu dài. Vì vậy, đây không phải là thuốc trị táo bón cho bà bầu được các bác sĩ khuyến khích sử dụng.

d. Thuốc làm mềm phân

Nhóm thuốc làm mềm phân là muối docusate. Các chế phẩm này chứa lượng lớn muối canxi, natri và kali có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của khối phân để tăng lượng nước mà phân hấp thụ trong ruột giúp người bệnh đi tiêu dễ hơn.

Trong một số nghiên cứu, natri docusate không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu khi dùng thuốc. Tuy nhiên, có một trường hợp bà mẹ dùng natri docusate trong suốt thai kỳ có liên quan đến triệu chứng hạ kali máu ở trẻ sơ sinh.

e. Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Dầu khoáng trong loại thuốc nhuận tràng này có tác dụng tạo thêm một lớp bôi trơn cho thành ruột và ngăn phân không bị khô. Qua đó giúp khối phân dễ di chuyển hơn trong ruột già. Thuốc nhuận tràng bôi trơn không gây tác dụng phụ nhưng mẹ bầu được khuyên không nên dùng vì thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K…

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng ở phụ nữ mang thai

Giống như các loại thuốc trị táo bón cho bà bầu khác, thuốc nhuận tràng chữa táo bón khi mang thai cũng có một số tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc nhuận tràng thai phụ dùng.

Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc uống trị táo bón cho bà bầu gồm:

  • Đau thắt bụng.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Mất nước, nước tiểu sậm màu.
  • Mê sảng.

Trong trường hợp bà bầu bị táo bón uống thuốc nhuận tràng quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau đây:

  • Giảm hấp thu dinh dưỡng và các loại thuốc khác vào máu vì thuốc nhuận tràng làm tăng lượng thức ăn qua đường ruột.
  • Nồng độ muối magie trong máu thấp hơn.

Khi sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên tự ý sử dụng các thuốc uống trị táo bón cho bà bầu, mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Khi đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không cải thiện tình trạng táo bón thì mới nên sử dụng thuốc nhuận tràng.
  • Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, nên ưu tiên nhóm thuốc nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu; hạn chế sử dụng nhóm thuốc nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân.
  • Chống chỉ định dùng thuốc nhuận tràng kích thích do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.
  • Trong quá trình uống thuốc nhuận tràng, bạn nên kết hợp uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc và tránh bị táo bón ngược.
  • Bài thuốc chữa táo bón cho bà bầu theo dân gian

    Một số bài thuốc chữa táo bón cho bà bầu dân gian dễ làm sau đây có thể cải thiện nhanh chóng chứng táo bón cho bà bầu đồng thời cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

    1. Bài thuốc 1: dùng vừng đen và mật ong

    • Chuẩn bị: 25ml mật ong và 20g vừng đen.
    • Thực hiện: vừng đen đem đi giã giập, sau đó trộn với mật ong. Thêm 150ml rồi quấy đều, đun nhỏ lửa.
    • Khi ăn chia làm hai lần mỗi ngày vào lúc đói, ăn liền trong vòng 7 ngày.

    2. Bài thuốc 2: dùng đậu xanh và đường đỏ

    • Chuẩn bị: 40g đậu xanh, 30g đường đỏ.
    • Thực hiện: đậu xanh để cả vỏ sau đó đem giã giập. Cho tất cả vào nồi thêm 350ml nước đun sôi và nấu kỹ. Đến khi đỗ nhừ chia ăn hai lần trong ngày, ăn liền trong vòng 7 ngày.

    3. Bài thuốc 3: khoai lang và mía đỏ

    • Chuẩn bị: 50g khoai lang và 60g mía đỏ.
    • Thực hiện: khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch sau đó xay nhỏ. Mía ép lấy nước sau đó trộn đều lẫn nhau. Đun thật nhỏ lửa, quấy đều tay cho đến khi khoai chín. Ăn hai lần trong ngày. Ăn liên tục trong vòng 7 ngày.

    Một số cách xử lý táo bón khác cho bà bầu không dùng thuốc

    Thuốc trị táo bón cho bà bầu sử dụng có thể gặp tác dụng phụ. Một trong những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và xử lý táo bón hiệu quả là:

    • Chế độ ăn uống cho bà bầu tránh táo bón
    • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
    • Bổ sung men vi sinh lợi khuẩn hàng ngày

    1. Thay đổi chế độ sinh hoạt

    Cổ nhân vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “hãy để thực phẩm là loại thuốc phòng bệnh của bạn”. Đúng vậy, thực phẩm là thứ chúng ta đưa vào cơ thể mỗi ngày.

    Do đó, chúng vừa là dinh dưỡng, vừa là thuốc bổ cũng vừa là thuốc độc (nếu dùng sai cách và thiếu khoa học). Chính vì vậy, hãy xây dựng thực đơn lành mạnh, giàu chất xơ, đủ chất đạm, chất béo, đường bột. Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa, lên men, cay nóng.

    Đồng thời, vận động cơ thể thường xuyên. Hầu hết bà bầu đều lười vận động vì sợ ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, có nhiều bài tập phù hợp và dành riêng cho mẹ bầu để nâng cao sức khỏe cũng như giảm táo bón khi mang thai cực hữu ích.

    thuốc trị táo bón cho bà bầu
    Mẹ cần thay đổi chế độ sinh hoạt để thoát khỏi tình trạng táo bón

    2. Dùng men vi sinh lợi khuẩn hàng ngày

    Men vi sinh cũng là loại thuốc trị táo bón cho bà bầu an toàn, hiệu quả. Đây là một giải pháp xử lý táo bón ở bà bầu tối ưu, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau.

    Điển hình là loại men vi sinh có thành phần từ lợi khuẩn thường (Lactobacillus, Bifidobacteria…) và men vi sinh có thành phần là bào tử lợi khuẩn (Bacillus clausii, Bacillus subtilis, Bacillus coagulans). Sự khác nhau giữa 2 loại men vi sinh này cho thấy công dụng vượt trội của men vi sinh bào tử lợi khuẩn.

    Các chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng men vi sinh có thành phần là bào tử lợi khuẩn. Bởi, việc bổ sung lợi khuẩn có thể tạo bào tử vào đường ruột cho hiệu quả cao hơn và tuyệt đối an toàn.

    Nhờ lớp áo bào tử, các lợi khuẩn Bacillus an toàn vượt dịch vị axit dạ dày và đến ruột mà không bị suy giảm số lượng. Tại đây, chúng tạo màng sinh học ức chế hại khuẩn và giúp các vết thương trong ruột mau lành.

    Bên cạnh đó, chúng kích thích cơ thể tổng hợp enzyme và vitamin tiêu hóa. Lợi khuẩn bám vào khuôn phân giúp phân mềm, mịn, dễ đào thải. Ngoài ra, các lợi khuẩn này có kích thích cơ thể tăng đề kháng và miễn dịch. Từ đó, tạo cảm giác ăn ngon, tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh.

    Do đó, nếu băn khoăn bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì bạn nên chọn những loại men vi sinh có thành thần từ bào tử lợi khuẩn (hay những lợi khuẩn có thể tạo bào tử) vì tính an toàn cho cả mẹ bầu, trẻ sơ sinh và hiệu quả lâu dài.

    Bí kíp tránh xa táo bón cho mẹ bầu

    Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề thuốc trị táo bón cho bà bầu. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn tìm được đáp án cho mình rằng có nên dùng thuốc hay không. Chúc bạn giữ được thai kỳ mạnh khỏe và an toàn!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x