Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ – cơ chế phòng thủ tự nhiên – có thể bị suy yếu, dẫn đến khả năng chống lại nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm bị ảnh hưởng. Tiêm vacxin trong thai kỳ được chứng minh về độ an toàn đối với thai phụ. Tuy nhiên, câu hỏi tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi hay không cũng cần được giải đáp.
Hiện tại, trên thế giới chưa có khuyến cáo và thử nghiệm lâm sàng cho thấy tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng là những vaccine an toàn và được khuyên dùng cho phụ nữ trước và trong khi mang thai. Các kháng thể trong cơ thể người mẹ đi qua nhau thai và giúp bảo vệ con của họ khỏi các bệnh nghiêm trọng trong giai đoạn đầu đời.
Dưới đây là một số loại vacxin cho phụ nữ mang thai được sử dụng phổ biến:
Vaccine cúm đã được tiêm cho hàng triệu phụ nữ mang thai trong những năm qua và chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy tiêm vaccine cúm có ảnh hưởng đến thai nhi. Thời điểm khuyến cáo nên tiêm phòng vào cuối tháng 10, hoặc muộn hơn trong mùa cúm.
>> Mẹ có thể xem thêm: Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu: hiệu quả, dễ thực hiện ngay tại nhà
Đa số bà bầu được khuyên nên tiêm một số vacxin khi mang thai, trong đó có vacxin ngừa bệnh ho gà để đảm bảo cho thai kỳ. Đây chính là lý do vì sao câu trả lời mẹ nhận được là “không” cho câu hỏi tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Ho gà là bệnh rất nghiêm trọng, mà trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tiêm phòng ho gà trong thai kỳ sẽ giúp cơ thể mẹ sản sinh ra các kháng thể. Những kháng thể này truyền cho em bé để bảo vệ chống lại bệnh ho gà. Mẹ bầu có thể tiêm vaccin ho gà trong bộ vacxin 3 trong 1 gồm ( bạch hầu – ho gà – uốn ván ) khi thai được 27-35 tuần thai kì.
Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 cao hơn nếu mang thai. Nếu mẹ bị nhiễm COVID-19 vào cuối thai kỳ, em bé trong bụng cũng có thể gặp nguy hiểm.
Việc chủng ngừa này là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh. Mẹ không nên trì hoãn việc tiêm chủng cho đến sau khi sinh xong.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bị Covid khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu chớ lo lắng!
Hiệp hội thực hành tiêm chủng Hoa kỳ khuyến cáo nên tiêm ngừa bạch hầu – uốn ván- ho gà cho tất cả các thai phụ dù tiền sử trước đây đã tiêm. Tại Hoa Kỳ, vacxin này được khuyến cáo tiêm khoảng 27 – 35 tuần tuổi thai. Nếu thai phụ được tiêm trước tuần 27 thì không cần tiêm lại trong khoảng 27 – 35 tuần.
Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi không? Vacxin Tdap được sản xuất từ độc tố bạch hầu bất hoạt, độc tố uốn ván giảm độc lực và vô bào ho gà. Vì vậy vacxin này không ảnh hưởng đến thai nhi.
Vacxin thủy đậu dành cho các mẹ chưa từng tiêm hoặc chưa từng mắc thủy đậu. Bởi đây là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não…
>> Mẹ có thể tham khảo: Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?
Viêm gan virus B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây truyền từ mẹ sang con. Do đó để phòng bệnh cho cả mẹ và con, mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để tư vấn về việc tiêm phòng.
Cảm cúm là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây sốt, ớn lạnh, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy. Mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ). Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn và có thể phải nằm viện lâu hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
Có nhiều loại virus cúm khác nhau và chúng luôn thay đổi. Mỗi năm, một loại vắc-xin cúm mới được sản xuất để bảo vệ chống lại 3-4 loại virus cúm mới.
Đối với bệnh cúm, tiêm vaccine có ảnh hưởng tốt đến thai nhi và cả người mẹ, bao gồm:
Tuy nhiên, vacxin phòng cúm cũng có những tác dụng phụ nhất định. Sau khi tiêm phòng cúm, mẹ có thể gặp tình trạng đau nhức toàn thân, nhức đầu, sốt nhẹ… Thường thì những triệu chứng này tự hết hoàn toàn từ 1 – 2 ngày.
Thực tế có khoảng một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được điều trị tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ khi mắc bệnh ho gà thì càng có nhiều khả năng phải nhập viện. Do đó, tiêm vacxin Tdap khi mang thai giúp:
Với Tdap, các tác dụng phụ mẹ thường gặp là: người mệt mỏi, đau nhức, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt hay tiêu chảy,… Tuy nhiên, chúng thường tự biến mất sau khi tiêm khoảng 1-3 ngày.
Trong những trường hợp hiếm gặp, vaccine Tdap có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng như: đau hoặc chảy máu ở nơi tiêm thuốc, sốt cao, khó thở, nổi mề đay, sưng mặt hoặc cổ họng.
>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ đậu có thể ngăn ngừa táo bón và dị tật ở thai nhi
Nhiễm COVID-19 trong thai kỳ có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non và thai chết lưu. Tiêm phòng COVID-19 được khuyến cáo cho những người đang mang thai, bởi vì:
Các tác dụng phụ của vacxin COVID-19 ở thai phụ khá tương tự với người thường. Triệu chứng thường gặp bao gồm: đau hoặc mềm tại chỗ tiêm, ớn lạnh, sốt, đau khớp và cơ, mệt mỏi và nhức đầu,…
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid-19 nên ăn gì để khỏe mẹ khỏe con
Bệnh thủy đậu dễ lây lan và có thể gây ngứa da, phát ban và sốt. Chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đối với cơ thể em bé. Ngoài phòng ngừa bệnh thủy đậu cho mẹ, tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi cách tích cực, gồm:
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có huyết thanh kháng thủy đậu đặc hiệu và phải mất khoảng 1 – 2 tuần để vắc-xin phát huy tác dụng. Vaccin thuỷ đậu được khuyến cáo tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và tốt nhất 3 tháng nếu trước đó bạn chưa từng mắc thuỷ đậu. Các triệu chứng nặng do vacxin có thể kèm theo như: đau ngực, khó thở, đau đầu, nôn, xuất huyết âm đạo, ban xuất huyết…
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể phòng ngừa các bệnh khác thông qua việc tiêm vacxin. Tuy nhiên, sản phụ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sản để chọn loại vacxin phù hợp với tình trạng của mình.
Khi đã hiểu tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, mẹ bầu cần ghi nhớ lịch tiêm phòng cho bà bầu. Trong đó:
Hiện tại, tại Việt Nam, vacxin Tdap được tiêm cho đối tượng phụ nữ mang thai từ 4-64 tuổi với 1 liều duy nhất được sản xuất tại Pháp. Tuy nhiên, vacxin này vẫn được khuyến nghị dùng lại trong tuần 27 – 35 của thai kỳ. Thời điểm này, vacxin tạo kháng thể bảo vệ tối ưu cho trẻ sơ sinh.
Vacxin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.
Vaccin cúm có thể tiêm vào bất kì thời điểm nào trong quá trình mang thai, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên tiêm vacxin cúm trước khi đỉnh mùa cúm bắt đầu khoảng 1 tháng.
Bộ Y tế Việt Nam đã ra hướng dẫn về tiêm phòng vacxin COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên.
Mẹ nên nhớ cho dù đã tiêm vắc xin hay chưa, việc bảo vệ bản thân trước khi virus xâm nhập luôn là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh lưu ý tiêm vacxin có ảnh hưởng đến thai nhi không, mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống, tập luyện và thói quen hằng ngày. Mẹ bầu hãy đảm bảo cho mình:
Sau khi tiêm, thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể. Mẹ phải báo cáo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào nhé.
Việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai là hoàn toàn hợp lý. Mẹ hoàn toàn yên tâm việc tiêm vaccine có ảnh hưởng đến thai nhi không nhé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm tra thăm khám kỹ càng trước khi tiêm. Hơn hết, việc lựa chọn loại vacxin để tiêm nên tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Can Getting Vaccines Affect My Unborn Baby?
https://kidshealth.org/en/parents/vaccines.html
Ngày truy cập: 29/08/2022
Vaccines and Pregnancy: 8 Things You Need to Know
https://www.cdc.gov/vaccines/pregnancy/pregnant-women/need-to-know.html
Ngày truy cập: 29/08/2022
The safety of COVID-19 vaccines when given in pregnancy
https://www.gov.uk/government/publications/safety-of-covid-19-vaccines-when-given-in-pregnancy/the-safety-of-covid-19-vaccines-when-given-in-pregnancy
Ngày truy cập: 29/08/2022
Vaccination during pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3093587/
Ngày truy cập: 29/08/2022
Vaccinations in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vaccinations/
Ngày truy cập: 29/08/2022
COVID-19 Vaccines in Pregnancy
https://vk.ovg.ox.ac.uk/vk/COVID19-vaccines-in-pregnancy
Ngày truy cập: 29/08/2022