Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/02/2020

Trà thảo dược và thảo dược nào không an toàn cho bà bầu?

Trà thảo dược và thảo dược nào không an toàn cho bà bầu?
Trà thảo dược và thảo dược được xem là liều thuốc tốt cho sức khỏe. Song nhiều loại trong số đó lại gây hại cho bà bầu, có thể kích thích sinh non hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thảo dược hiện diện rất nhiều trong trà, gia vị hoặc thuốc. Bạn nên […]

trà thảo dược

Trà thảo dược và thảo dược được xem là liều thuốc tốt cho sức khỏe. Song nhiều loại trong số đó lại gây hại cho bà bầu, có thể kích thích sinh non hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Thảo dược hiện diện rất nhiều trong trà, gia vị hoặc thuốc. Bạn nên nắm rõ các loại thảo dược và trà thảo dược được liệt kê dưới đây có thể gây rủi ro cho thai kỳ để tránh nhé.

I. Những rủi ro khi bà bầu dùng thảo dược từ thiên nhiên

Một số loại thảo dược có thể gây ra biến chứng trong thai kỳ như co thắt cổ tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sản khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thảo dược thiên nhiên nào.

II. Các loại thảo dược có thể gây hại cho thai nhi

Những loại thảo dược không nên dùng khi bạn mang thai bao gồm:

1. Quả óc chó đen

Loại quả này có thể gây kích ứng dạ dày, làm tăng triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Bác sĩ khuyên phụ nữ cho con bú hoặc phụ nữ mang thai không nên sử dụng các chất bổ sung có thành phần từ quả óc chó đen.

quả óc chó đen
Thảo dược quả óc chó đen không tốt cho bà bầu

2. Cascara

Thảo dược bổ sung này có thể gây tác dụng phụ như co thắt dạ dày và tiêu chảy. Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cascara cho bà bầu và trẻ nhỏ.

3. Comfrey (liên mộc)

Các chế phẩm của liên mộc thường được dùng ở dạng kem và thuốc mỡ. Thuốc có tác dụng giảm đau cho bà đẻ sau phẫu thuật tầng sinh môn và nứt núm vú. Song thành phần alcaloid pyrrolizidine trong liên mộc có thể gây tổn thương gan, ung thư gan, thậm chí gây tử vong. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm bán sản phẩm comfrey (loại uống) tại nước này.

4. Cây thảo linh lăng (cỏ cà ri)

Thảo linh lăng có thể gây ra các cơn co thắt, có lợi cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, trước tuần thai thứ 37, bà bầu không nên dùng vì có thể gây chuyển dạ sớm, dẫn đến sinh non. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có thể gây tác dụng phụ như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.

thảo dược thảo linh lăng
Thảo dược quả óc chó đen không tốt cho bà bầu

5. Gừng

Khi tiêu thụ liều lượng lớn gừng trong một lúc, bà bầu có thể bị viêm dạ dày, tiêu chảy và ợ nóng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bà bầu chỉ nên dùng 250g gừng, chia làm 4 lần mỗi ngày.

6. Yohimbe

Nghiên cứu chỉ ra rằng, yohimbe có thể gây tác dụng phụ như làm đau dạ dày, tăng nhịp tim, huyết áp cao. Loại thảo dược này thậm chí còn gây co giật, đau tim, chấn thương thận cấp tính đe dọa tới tính mạng.

7. Hoa cúc la mã

Cúc la mã có thể gây nóng ở vùng mặt và mắt, gây nôn mửa nên không an toàn cho bà bầu.

8. Lạc tiên

Thảo dược thiên nhiên này có thể gây ra tác dụng phụ như lo lắng, bồn chồn, không tỉnh táo, rối loạn chức năng cơ và phối hợp vận động.

Thảo dược lạc tiên không tốt khi mang thai
Thảo dược lạc tiên không tốt khi mang thai

9. Rễ cây cam thảo

Thảo dược này không an toàn cho bà bầu khi uống trong thời gian quá 4 tuần.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên thận trọng khi sử dụng các loại thảo dược khác bao gồm:

+ Hạt nhục đậu khấu khi dùng với liều lượng lớn

+ Cọ lùn

+ Cây hải cẩu lùn

+ Senna

+ Cây húng thuốc

+ Ngải cứu

+ Cây tầm ma

+ Lô hội

+ Hoa anh thảo dùng kết hợp với nhân sâm

+ Bồ công anh

thảo dược bồ công anh
Bà bầu không nên dùng thảo dược bồ công anh

III. Các loại trà thảo dược không an toàn cho bà bầu

Trà thảo dược thiên nhiên giúp thư giãn thần kinh, mát gan, thải độc… Mặc dù có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.

Bà bầu cần tránh uống các loại trà thảo dược sau:

+ Trà hoa cúc

+ Trà thảo dược dâm bụt

+ Trà thảo dược sả

+ Trà rễ cây cam thảo

+ Trà rễ cây hương thảo

trà thảo dược rễ cây hương thảo
Trà thảo dược rễ cây hương thảo không tốt cho bà bầu

+ Trà ma hoàng

+ Trà cây hồi

+ Trà ngải cứu

+ Trà cây xô thơm

trà cây xô thơm
Trà cây xô thơm không tốt cho bà bầu

IV. Các loại trà không thảo dược bà bầu nên cân nhắc khi dùng

Các loại trà không thảo dược như trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bà bầu nên theo dõi cẩn thận lượng caffeine khi uống loại trà này vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu không nên nạp quá 200mg caffeine mỗi ngày để tránh nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh. Các loại trà không thảo dược thường chứa 40-50mg caffeine. Điều này có nghĩa, bạn không nên uống quá 4 cốc trà mỗi ngày, nhất là vào buổi tối.

Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine càng nhiều càng tốt. Tổng lượng caffeine bà cầu cần giới hạn là 150mg mỗi ngày. Đặc biệt, khi bạn mắc chứng tiền sản giật hoặc tăng huyết áp trong thai kỳ càng không nên dùng nhiều.

Bên cạnh đó, trà long nhãn, trà lá mâm xôi đỏ được nhiều người tin dùng nhờ tác dụng giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non và xuất huyết sau sinh. Tuy nhiên, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống bất cứ loại thức uống thảo dược từ thiên nhiên nào.

Ngoài ra, các loại đồ uống đóng chai có chiết xuất từ gừng, hạt tiêu đen, quế, hồi, hạt cây thì là, nghệ tây, đinh hương, nhục đậu khấu, hoa hồng, cam thảo, hạnh nhân… Mặc dù được coi là an toàn cho bà bầu nhưng nếu bạn dùng với liều lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ gây biến chứng trong thai kỳ.

đồ uống đóng chai từ hạnh nhân không tốt cho bà bầu
Đồ uống đóng chai từ hạnh nhân không tốt cho bà bầu

Vẫn biết thảo dược và trà thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, thế nhưng thời kỳ mang thai bạn nên thận trọng khi dùng nhé.

Hahako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x