Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/01/2021

Trái dư ăn được không? Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ lưu ý trái dư chưng Tết

Trái dư ăn được không? Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ lưu ý trái dư chưng Tết
Trái dư thường được nhiều bạn sử dụng như một loại trái cây thờ cúng. Vậy với bà bầu, trái dư ăn được không? MarryBaby xin cảnh báo nhà có bà bầu và trẻ nhỏ nên cẩn trọng với trái cây này.

Trái dư ăn được không với bà bầu? Nhà có bà bầu và trẻ nhỏ có nên chưng trái dư trong nhà? Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới dây!

Trái dư ăn được không

Trái dư là trái gì?

Trái dư là một loài cây họ cà, tên khoa học là solanum mammosum, có màu cam hoặc cam ngả vàng. Quả dài khoảng 5cm, có hình đáng phình to ở gốc, phía đầu có 5 phần thừa ra khá ngộ. Đặc điểm này khiến người ta bắt đầu gọi nó là trái dư hay trái dư thừa.

Quả dư có khá nhiều tên gọi thú vị và mỗi nơi lại có một cách gọi riêng. Một số tên gọi của trái dư gồm:

  • Cây dư: Tên cây dư xuất phát từ miền Tây bởi các phần thịt dư ra ở quả. Ngoài trái dư, đôi khi người ta cũng gọi là trái dư thừa, quả dư thừa nhưng ít phổ biến hơn.
  • Cà độc dược: Ở một số địa phương như Cần Thơ trước đây gọi nó là cà độc dược, trái dư cà độc dược. Lý do là vì cây dư họ cà, có hình dáng lá, hạt quả tương tự các loại cà độc dược khác.
  • Cà vú: Theo công trình Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, trang 305 thì cây dư có tên khác là cây cà vú. Tên gọi này cũng xuất phát từ hình dạng tương tự núm vú của quả này. Một số tên gần giống đó là cà vú dê hay cà vú bò.
  • Cà ngũ giác: Ở Trung Quốc, người ta gọi trái dư là “ngũ giác cà” hay cà ngũ giác. Tên gọi này xuất phát từ 5 cục u nhỏ dư ra trên thân quả.

Lý do dùng trái dư trang trí bàn thờ

Trái dư thường được dùng làm quả trang trí bàn thờ. Loại quả này có thể để riêng hoặc trái dư chưng tết kết hợp trên mâm ngũ quả. Lý do đầu tiên cho thói quen này là bởi quả dư rất đẹp, bày biện vào các dịp lễ Tết sẽ tạo nên màu sắc tươi vui. Hơn nữa, tên trái dư cũng ám chỉ sự dư giả, sung túc. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của trái dư trên ban thờ cũng tạo nên câu hỏi cho nhiều người, rằng “trái dư ăn được không?”.

Thực ra, trước đây quả dư thường được gọi là cà độc dược hay cà vú. Cái tên “trái dư” chỉ mới bắt đầu phổ biến vài ba năm gần đây. Dựa vào đặc điểm các phần dư nhỏ trên thân quả, các lái buôn bắt đầu gọi là quả dư như một biện pháp kích thích người tiêu dùng. Từ đó có thể thấy, phong trào mua loại trái có độc này về để thờ ngày Tết hoàn toàn là do tự phát, chứ không xuất phát từ truyền thống.

Với bà bầu, trái dư ăn được không?

trái dư ăn được không

Bà bầu không ăn được trái dư do chúng chứa nhiều chất độc. Cụ thể, trái dư có 4 loại chất độc cực mạnh đó là solanine, scopolamine, atropine và hyoscyamine. Các chất độc này sẽ gây tác hại khủng khiếp cho người ăn phải.

  • Solanine: Chất solanine trong trái dư gây rối loạn dạ dày – ruột và thần kinh. Nến ăn phải quả dư (chứa lượng lớn solanine), bạn sẽ gặp triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, nóng rát cổ, loạn nhịp tim, nhức đầu, ngứa, viêm và đau khớp, thậm chí dẫn tới ảo giác, sốt, vàng da và tử vong.
  • Scopolamine, atropine và hyoscyamine (nhóm chất anticholinergic): Các chất nhóm anticholinergic này gây ngộ độc cho cơ thể nếu dùng quá liều. Chúng ngăn chặn sự gắn kết của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine với các thụ thể muscarinic acetylcholine. Các thụ thể muscarinic acetylcholine được tìm thấy ở dây thần kinh ruột, tim, phế quản, tuyến tiết nước bọt, mi mắt và toàn bộ hệ thần kinh. Kết quả là khi ăn quả dư, bạn sẽ bị đỏ da, khô da, tăng thân nhiệt, mù mắt và mê sảng.

Như vậy với câu hỏi trái dư ăn được không, trả lời cho bạn là trái dư rất độc, không chỉ bà bầu không nên ăn trái dư mà ngay cả trẻ nhỏ và bất kỳ ai cũng đều không nên ăn nhé. Đặc biệt, bà bầu và trẻ nhỏ hãy tránh xa loại quả này nếu không muốn ảnh hưởng tới tính mạng.

Những công dụng của trái dư

Trái dư là một loại quả độc, có tên trong danh sách những loại trái cây bà bầu không nên ăn. Song bên cạnh đó, người ta vẫn có thể sử dụng trái dư thừa để làm thuốc. Trong y học cổ truyền, loài cây họ cà này có các tác dụng như sau:

Trái dư ăn được không

1. Trái dư có thể dùng bôi ngoài da để sát khuẩn: có thể dùng tươi hoặc khô đều được.

2. Trái dư được dùng như một chất gây ngủ tự nhiên: giúp chữa các bệnh mất ngủ. Tuy vậy khi dùng trái dư phải dùng liều rất thấp và cũng ít khi sử dụng vì có độc tính.

3. Chữa các vấn đề ngoài da: Ở Trung Quốc, nhiều người dùng trái dư để giảm đau, tiêu viêm, tan máu bầm, mọc mụn hay viêm mạch bạch huyết. Cách dùng đơn giản là xẻ đôi quả, sau đó hơ lên lửa cho ấm rồi đắp vào da.

Bên cạnh các tác dụng trong chữa bệnh, trái dư cũng được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu hiệu quả. Các chất độc trong trái dư có tác dụng diệt côn trùng gây hại cũng như một số động vật thân mềm như ốc sên. Bạn có thể dùng dịch chiết từ quả dư hoặc cả cây dư để làm chế phẩm trừ sâu.

Trái dư ăn được không? Bà bầu ăn trái này là ăn thuốc độc. Bạn tuyệt đối không được ăn loại trái này. MarryBaby cũng khuyên bạn không nên sử dụng trái dư để thờ cúng, đặc biệt là với các gia đình có phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vì con có thể vô tình tự tiện lấy ăn mà không biết chúng độc hại.

Trái dư là một loại quả độc, bà bầu cũng không nên sử dụng loại quả này trong các công dụng trị bệnh, tránh gây ảnh hưởng không đáng có tới sức khỏe nhé!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x