Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 25/03/2022

Bà bầu uống nước mía khi mang thai có lợi hay hại?

Bà bầu uống nước mía khi mang thai có lợi hay hại?
Với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Liệu bà bầu uống nước mía có thật sự tốt? Cùng tìm hiểu một chút nhé!

Bà bầu uống nước mía được không? Uống nước mía có tốt cho bà bầu không? Theo các chuyên gia thì nước mía có nhiều tác dụng đến cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ như cung cấp vitamin, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch…

Tuy nhiên lượng đường trong thức uống này khá lớn nên dễ làm thai phụ bị tiểu đường thai kỳ khi dùng nhiều.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Để biết nước mía có tốt cho bà bầu không, bầu uống nước mía được không, bầu mấy tháng thì uống nước mía, bạn cần tìm hiểu mình đang ở thai kỳ bao nhiêu và tác dụng của nước mía đối với bà bầu:

Nếu như uống nước dừa khi mang thai, mẹ sẽ nghe có nhiều lời truyền miệng không tốt về việc mẹ bầu không nên uống trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn uống nước mía đúng cách có lợi cho cả mẹ & bé suốt 40 tuần thai.

Từ kinh nghiệm dân gia kết hợp với nghiên cứu khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng có rằng mẹ bầu có thể uống nước mía từ những ngày đầu thai kỳ.

Bà bầu uống nước mía 1
Bà bầu uống nước mía giai đoạn nào cũng tốt nhưng cần điều độ

Vì thế mẹ có thể thoải mái sử dụng thức uống này trong bất kỳ thời điểm nào mà không cần băn khoăn bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy nhé!

Nước mía có tác dụng gì cho thai kỳ khỏe mạnh?

Dưới đây là những tác dụng của nước mía đối với bà bầu:

1. Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt,… các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

2. Nước mía giúp bảo vệ da khỏe mạnh

Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn.

Bà bầu uống nước mía 2
Nước mía có tác dụng dưỡng da cực tốt cho thai phụ

Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl (AHA) có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.

3. Tăng cường hệ miễn dịch cho thai phụ

Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa trong suốt quá trình mang bầu

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm “quăng” nỗi lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm.

Bà bầu uống nước mía sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Bà bầu uống nước mía 3
Nước mía vừa tốt cho mẹ vừa lợi cho thai nhi

5. Cải thiện tình trạng ốm nghén

Mẹ có biết nước mía được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ không? Lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.

Mẹ bầu nên uống nước mía vào lúc nào trong ngày?

Nước mía có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi.

Lượng nước mía nên uống vừa phải

Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ chỉ nên uống nước mía để giải khát trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy. Không uống vào sáng sớm, trước bữa ăn hoặc chiều tối làm ảnh hưởng dạ dày và hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, năng lượng trong nước mía rất nhiều nên bà bầu uống nước mía quá nhiều sẽ làm thai phụ tăng cân. Nó không những gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ,gây tăng vòng bụng, tăng mỡ, rạn da bụng khiến mẹ mất tự tin.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x