Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 05/02/2023

Vì sao bà bầu không được với tay? Có phải do dây rốn quấn quanh cổ em bé không?

Vì sao bà bầu không được với tay? Có phải do dây rốn quấn quanh cổ em bé không?
Không ít quan niệm cho rằng việc rướn người khi mang thai sẽ khiến dây rốn quấn quanh cổ em bé, không tốt cho thai kỳ. Nhưng câu trả lời khoa học cho câu hỏi vì sao bà bầu không được với tay là gì?

Hãy cùng MarryBaby khám phá thực hư vì sao bà bầu không được với tay, rướn người trong bài viết dưới đây nhé mẹ.

Có nên rướn người khi mang thai?

Với tay, rướn người là những động tác rất đỗi quen thuộc mỗi khi ta cần lấy một món đồ nào đó ở trên cao.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng động tác này sẽ gây hại cho mẹ và bé. Có thật vậy không? Mẹ hãy theo dõi tiếp nhé.

Mẹ biết không, chuyển động rướn người có thể giúp mẹ ổn định khớp vai. Có không ít mẹ thường bị đau vai, lưng trên và cổ sau khi sinh em bé, lý do một phần cũng có thể bởi mẹ đã dành cả ngày để tập trung vào đứa trẻ sơ sinh đáng yêu của mình.

Ngoài ra, việc mẹ rướn người lên cao cũng giúp giữ cho khu vực này vừa ổn định và linh hoạt.

Tuy nhiên, rướn người trong thai kỳ cũng có thể gây ra những rủi ro cho mẹ và bé.

>>Mẹ có thể xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai để giữ được em bé

Rủi ro nếu mẹ rướn người khi mang thai

Vì sao bà bầu không được rướn người khi mang thai?
Vì sao bà bầu không được rướn người khi mang thai?

Việc rướn người không đúng cách có thể gây ra một số rủi ro dưới đây.

1. Gây hại cho sức khỏe thai kỳ

Dù việc rướn người để tập thể dục hay lấy đồ ở trên cao, mẹ nên lưu ý hạn chế ngay chuyển động này nếu có các hiện tượng như:

2. Vì sao bà bầu không được với tay? Áp lực lên thành bụng

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi vì sao bà bầu không được với tay, rướn người khi mang thai là áp lực lên thành bụng. Nếu mẹ dồn trọng tâm của mình vào bụng khi rướn người lên cao, kể cả với tay lên cao qua khỏi đầu hoặc chưa qua khỏi đầu, mẹ cũng có thể bị di căn hoặc có thể làm tăng hiện tượng di căn.

Bên cạnh đó, một số người cũng lầm tưởng rằng nếu mẹ bầu giơ hai tay lên đầu khi đang mang thai, dây rốn sẽ quấn quanh cổ em bé. Không rõ tuyên bố này bắt nguồn từ đâu nhưng không có sự thật nào về nó.

Dây rốn chạy giữa nhau thai và rốn của em bé (vùng dạ dày). Nó không liên quan đến chuyển động của cánh tay của người mang thai theo bất kỳ cách nào.

Dây rốn của em bé sẽ quấn quanh cổ đối với khoảng ⅓ số ca sinh. Tình trạng này là do em bé thường xuyên vặn và xoay người trong tử cung trước khi sinh, chứ không liên quan đến bất cứ điều gì người mang thai làm hoặc không làm.

Như vậy, mẹ đã nắm được vì sao bà bầu không được với tay. Câu trả lời là do nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ với các hiện tượng bất thường đi kèm và gây áp lực lên thành bụng.

>>Mẹ có thể xem thêm: Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản mà hiệu quả

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn tại sao bà bầu không được với tay. Với tay trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nhiều cho bé. Vì thế, những lúc cần lấy đồ, mẹ hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Overestimation of fetal weight by ultrasound: does it influence the likelihood of cesarean delivery for labor arrest?

https://doi.org/10.1016/j.ajog.2008.12.043

Ngày truy cập 3/2/2023

2. Heat stress and fetal risk. Environmental limits for exercise and passive heat stress during pregnancy: a systematic review with best evidence synthesis

http://dx.doi.org/10.1136/bjsports-2017-097914

Ngày truy cập 3/2/2023

3. Association between significant decrease in barometric pressure and onset of labor

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9037933/

Ngày truy cập 3/2/2023

4. The effect of changes in atmospheric pressure on the occurrence of the spontaneous onset of labor in term pregnancies

https://www.ajog.org/article/S0002-9378(96)70661-0/fulltext

Ngày truy cập 3/2/2023

5. Spontaneous delivery is related to barometric pressure

https://doi.org/10.1007/s00404-006-0259-3

Ngày truy cập 3/2/2023

 

x