Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Minh Châu Văn
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 3 ngày trước

Bà bầu có đi đám ma được không? Những lưu ý cần biết

Bà bầu có đi đám ma được không? Những lưu ý cần biết
“Bà bầu có đi đám ma được không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai không nên tham gia tang lễ để tránh những điều không may. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, điều này có thực sự đúng không?

Trong dân gian, có rất nhiều quan niệm kiêng kỵ liên quan đến bà bầu và đám tang, khiến không ít mẹ bầu lo lắng khi vô tình gặp phải tình huống này. Liệu bà bầu có đi đám ma được không? Chồng có thể đi viếng tang khi vợ mang thai không? Nếu chẳng may đi đám tang về thì mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời dựa trên những thông tin khoa học trong bài viết dưới đây của MarryBaby!

1. Giải đáp: Bà bầu có đi đám ma được không?

Nếu bạn đang thắc mắc “Phụ nữ có bầu đi đám tang được không?”, thì câu trả lời là được, nhưng không nên. Vì sao lại như vậy?

Theo quan niệm dân gian, bà bầu đi đám tang có thể bị nhiễm “khí lạnh” hoặc gặp điều không tốt lành. Điều này là do đám tang là nơi có nhiều âm khí, có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm hơi lạnh từ người đã mất, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai phụ, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng linh hồn người đã khuất còn vương vấn nhân gian, có thể đi theo thai nhi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Một số quan niệm khác lo ngại rằng bà bầu đi đám ma có thể khiến em bé sinh ra yếu ớt, kém thông minh. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc bà bầu xuất hiện tại đám tang có thể mang lại vận xấu hoặc không may cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, từ lâu, nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh tham gia tang lễ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, thực tế thì không có cơ sở nào chứng minh những điều này là đúng, cũng như chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc đi đám tang sẽ gây hại trực tiếp cho thai nhi.

Vậy, theo lý giải hiện đại thì liệu bà bầu có đi đám ma được không? Theo góc nhìn khoa học, đám ma không phải là môi trường lý tưởng cho phụ nữ mang thai và việc đi đám tang cũng không tốt cho bà bầu. Điều này là do:

  • Phụ nữ mang thai có sức khỏe và sức đề kháng yếu hơn người bình thường, nhất là khi càng gần đến ngày chuyển dạ. Đám tang là nơi đông người, có thể gây thiếu oxy cục bộ cho mẹ bầu.
  • Người đã khuất có thể mang một số mầm bệnh, vi khuẩn có hại. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và có thể gây một số bệnh không tốt cho thai nhi.
  • Không khí tang thương, tiếng khóc than trong đám ma có thể khiến bà bầu xúc động mạnh, dẫn đến căng thẳng, lo lắng – những yếu tố không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đám tang thường có nhiều khói nhang, có thể chứa các chất hóa học không tốt cho hệ hô hấp của mẹ bầu và thai nhi.
  • Không gian đám tang đông đúc, chật chội, nhiều người đi lại, có thể gây khó khăn cho mẹ bầu khi di chuyển, thậm chí làm tăng nguy cơ té ngã.

Tóm lại, bà bầu có đi đám ma được không?

Mặc dù không có bằng chứng khoa học khẳng định bà bầu đi đám ma sẽ gây hại cho thai nhi về mặt tâm linh, nhưng những rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé khi tham dự đám tang là điều không thể phủ nhận. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế tham gia tang lễ, đặc biệt trong 3 tháng đầu3 tháng cuối thai kỳ. Nếu muốn thể hiện sự chia buồn, mẹ có thể chọn cách viếng sau 3 ngày hoặc trong các dịp cúng 49 ngày, 100 ngày…
Mẹ bầu nên hạn chế tham gia tang lễ.
Mẹ bầu nên hạn chế tham gia tang lễ.

2. Lưu ý dành cho mẹ bầu nếu bắt buộc phải đi đám tang

Như vậy là bạn đã biết được mẹ bầu có nên đi đám ma hay không. Mặc dù không nên viếng đám tang, nhưng nếu bắt buộc phải đến, bà bầu cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Mẹ bầu nên mặc quần áo dài tay, kín đáo, đi tất để giữ ấm và tránh nhiễm lạnh.
  • Mang theo khăn giấy, nước uống và một ít đồ ăn nhẹ để tránh bị mệt mỏi.
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực hoặc xúc động quá mức để không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không nên đứng quá gần quan tài hoặc nơi đặt linh cữu.
  • Tránh những khu vực tập trung đông người, ngột ngạt.
  • Hạn chế ở lại đám tang quá lâu. Nếu cần đứng lại, hãy chọn nơi thoáng mát, ít người qua lại.
  • Đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí.
  • Uống nước ấm thường xuyên để giữ ấm cơ thể.
  • Ngay khi về nhà, mẹ bầu nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và giặt giũ đồ đã mặc.
  • Có thể đốt một lò than với bồ kết hoặc vỏ bưởi để xua tan hơi lạnh và giảm mùi khó chịu.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên đi cùng người thân để được hỗ trợ khi cần thiết, vì trong thời gian mang thai, tâm lý và thể trạng mẹ dễ bị ảnh hưởng.

3. Bà bầu đi đám ma nên mang theo những gì?

3.1. Vòng hoa

Nếu đã biết bà bầu có đi đám ma được không, chắc hẳn nhiều mẹ cũng muốn tìm hiểu xem nếu phải đi viếng tang thì cần mang theo những gì.

Khi viếng tang, mẹ bầu nên mang theo vòng hoa để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất. Mẹ nên chọn vòng hoa màu trắng, bởi trong văn hóa tang lễ, đây là màu tượng trưng cho sự chia buồn và tưởng nhớ.

Bà bầu đi đám ma nên mang hoa trắng để thể hiện lòng thành kính với người đã mất.
Bà bầu đi đám ma nên mang hoa trắng để thể hiện lòng thành kính với người đã mất.

3.2. Đồ lễ như nhang, đèn, trà bánh…

Nhang, đèn, trà, bánh là những vật phẩm cúng viếng phổ biến. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế mang vác quá nhiều đồ lễ nặng để tránh mệt mỏi. Nếu cần, hãy nhờ người thân hỗ trợ trong việc mang đồ, thắp hương và dâng lễ.

3.3. Tiền phúng điếu

Mẹ bầu đừng quên mang tiền phúng điếu nếu viếng tang lễ có chấp điếu nhé. Số tiền phúng điếu tùy thuộc vào mức độ thân thiết giữa mẹ bầu vài gia đình người đã mất.

Còn nếu tang gia miễn phúng điếu thì mẹ bầu chỉ cần thắp nén hương để bày tỏ sự kính trọng, mong linh hồn người mất sớm an nghỉ, siêu thoát là được.

3.4. Mang theo tỏi để tránh hơi lạnh

Theo quan niệm dân gian, tỏi có tác dụng trừ tà, giữ ấm cơ thể và giúp mẹ bầu tránh được âm khí khi tham gia tang lễ. Không những thế, tỏi còn khắc những điều xui xẻo đeo bám về tới nhà. Do đó, mẹ có thể để một nhánh tỏi nhỏ trong túi áo hoặc túi xách để bảo vệ sức khỏe và tinh thần.

3.5. Lá trầu

Giống như tỏi, lá trầu được tin là có thể xua đuổi tà khí. Ngoài ra, lá trầu còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, giữ ấm cơ thể khi ở trong không gian lạnh lẽo của đám tang.

3.6. Dầu gió xanh

Nếu đã biết bà bầu có đi đám ma được không mà vẫn bắt buộc phải đi, mẹ nên mang theo dầu gió xanh để làm ấm cơ thể, giảm mệt mỏi, đau đầu và giữ tỉnh táo trong đám tang. Theo quan niệm dân gian, dầu gió cũng có thể xua đuổi tà khí.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể mang theo bật lửa, túi trừ tà hoặc các vật phẩm giúp bản thân cảm thấy an tâm hơn khi đi viếng tang. Những vật dụng kể trên không chỉ giúp mẹ bầu giữ sức khỏe khi tham gia tang lễ mà còn mang ý nghĩa tâm linh, giúp tinh thần ổn định hơn.

4. FAQs: Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không?

Chồng có thể đi đám ma khi vợ mang bầu.
Chồng có thể đi đám ma khi vợ mang bầu.

Không chỉ băn khoăn mẹ bầu có đi đám ma được không, nhiều người còn đặt ra câu hỏi: Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma không? Câu trả lời là “Được”. Người chồng vẫn có thể đi viếng đám tang khi vợ mang bầu, nhưng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Chọn thời điểm viếng phù hợp: Nên đến đám tang lúc người mất vừa qua đời, hoặc trước, sau khâm liệm khoảng 6 giờ. Đây là khoảng thời gian vi khuẩn và khí lạnh ít lan tỏa hơn, giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hơ lửa trước khi vào nhà: Trước khi vào nhà, người chồng nên hơ tay chân, quần áo qua chậu lửa để giảm nguy cơ mang âm khí vào nhà.
  • Vệ sinh kỹ sau khi viếng tang: Khi về nhà hoặc khi rời khỏi đám tang, người chồng nên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Theo quan niệm dân gian, có thể dùng nước lá bưởi để rửa mặt và tay nhằm loại bỏ khí lạnh. Ngoài ra, người chồng cần thay quần áo, tắm sạch để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.

4.2. Mẹ bầu sau khi đi đám ma về nên làm gì?

Khi đã hiểu cặn kẽ bà bầu có đi đám ma được không, thì sau khi đi viếng đám tang, mẹ bầu cần thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe và hạn chế những ảnh hưởng không tốt theo quan niệm dân gian:

  • Không ghé nơi khác trước khi về nhà: Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu không nên dừng lại ở bất cứ đâu trên đường về sau khi đi viếng tang để tránh mang vận xui đến nơi vừa ghé qua.
  • Không nên vào thẳng nhà mà cần hơ qua lửa than hoặc bồ kết: Gia đình có thể chuẩn bị chậu than đốt bồ kết hoặc vỏ bưởi để mẹ bầu bước qua 3 lần trước khi vào nhà, giúp loại bỏ tà khí theo quan niệm truyền thống.
  • Tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi về nhà: Mẹ bầu nên tắm gội bằng nước ấm, có thể dùng nước nấu từ lá bưởi, chanh, sả để hơ và tắm giúp làm ấm cơ thể, xua đuổi khí lạnh.
  • Giặt quần áo ngay lập tức: Quần áo mặc khi đi đám tang cần được giặt ngay, không để qua đêm và không giặt chung với quần áo khác để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lưu ý này chủ yếu dựa trên quan niệm dân gian. Thế nhưng, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cơ thể vẫn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu có thể cân nhắc làm theo hướng dẫn trên nhé.

Bà bầu đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ.
Bà bầu đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ.

4.3. Bà bầu gặp người đi đám ma về có sao không?

Câu trả lời là “Không”. Bà bầu hoàn toàn có thể gặp người vừa đi đám tang về. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu không nên tiếp xúc quá gần khi họ chưa thực hiện các bước vệ sinh cá nhân sau khi viếng tang về.

Đám tang là nơi đông người, môi trường có thể chứa vi khuẩn và mầm bệnh. Vì vậy, người đi viếng tang nên rửa tay sạch sẽ, thay quần áo và tắm rửa trước khi tiếp xúc với mẹ bầu. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật trong thời kỳ mang thai.

4.4. Bà bầu đi qua đám ma có sao không?

Bạn cũng đã biết lời đáp cho vấn đề “Bà bầu có đi đám ma được không?” là “Được nhưng không nên” vì đây là môi trường ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi. Vậy, liệu bà bầu đi qua đám ma có sao không?

Câu trả lời là “Không”. Bà bầu đi ngang qua đám ma sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù vậy, theo quan niệm dân gian, đám ma là nơi chứa nhiều âm khí. Do đó, nếu mẹ bầu yếu bóng vía, hãy đi nhanh qua mà không dừng lại hay nhìn ngó gì cả nhé, kẻo âm khí không tốt đeo bám theo mẹ bầu về nhà.

Về góc độ khoa học, đám tang thường là nơi tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus và va chạm. Vì vậy, nếu cần thiết, mẹ bầu cũng có thể đi đường vòng để giảm các rủi ro không mong muốn nhé.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bà bầu có đi đám ma được không?”. Thực tế, mẹ bầu vẫn có thể đi viếng tang hoặc gặp người vừa đi đám ma về. Tuy nhiên, nếu không bắt buộc, mẹ bầu nên tránh đến nơi tổ chức đám tang để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có nhé.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe thai kỳ, mẹ đừng quên theo dõi MarryBaby để cập nhật thông tin sức khỏe mỗi ngày nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Stress and emotional problems during pregnancy and excessive infant crying – PubMed https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18091087/ Ngày truy cập: 12/02/2025

Stress and pregnancy | March of Dimes https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/stress-and-pregnancy Ngày truy cập: 12/02/2025

Incense Burning during Pregnancy and Birth Weight and Head Circumference among Term Births: The Taiwan Birth Cohort Study https://doi.org/10.1289/ehp.1509922 Ngày truy cập: 12/02/2025

Garlic for preventing pre-eclampsia and its complications | Request PDF https://www.researchgate.net/publication/6929969_Garlic_for_preventing_pre-eclampsia_and_its_complications Ngày truy cập: 12/02/2025

Health things you should know in pregnancy – NHS https://www.nhs.uk/pregnancy/finding-out/health-things-you-should-know-in-pregnancy/ Ngày truy cập: 12/02/2025

x