Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 22/11/2023

Xét nghiệm GBS là gì và cách điều trị khi kết quả dương tính?

Xét nghiệm GBS là gì và cách điều trị khi kết quả dương tính?
Khi mang thai, phụ nữ thường bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm cho thai kỳ, nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.

Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo thai phụ nên thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thật chi tiết xét nghiệm GBS là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về xét nghiệm GBS là gì?

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B streptococcus – GBS) là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy ở đường tiêu hóa, đường tiết niệu và vùng sinh dục. Nhóm vi khuẩn này hiếm khi gây ra các triệu chứng hoặc vấn đề nguy hiểm ở người lớn nhưng có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.

Ở phụ nữ nói chung, GBS chủ yếu được tìm thấy ở âm đạo và trực tràng. Vì vậy, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền vi khuẩn sang con trong quá trình chuyển dạ, sau khi ối vỡ và sinh qua đường âm đạo. Vi khuẩn GBS có thể gây viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nghiêm trọng khác ở trẻ. Đó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh.

Thực hiện xét nghiệm GBS khi mang thai sẽ cho biết bạn có đang bị nhiễm nhóm vi khuẩn này hay không như một phần của sàng lọc trước sinh và để kiểm tra trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng không. Nếu bạn bị nhiễm GBS thì có thể được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc kháng sinh khi chuyển dạ để bảo vệ con mình khỏi bị nhiễm trùng.

Vi khuẩn liên cầu nhóm B còn được gọi với các tên khác như là liên cầu tan huyết beta nhóm B, liên cầu khuẩn agalactiae, nuôi cấy liên cầu tan máu beta.

>> Bạn có thể xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm HbA1c cho bà bầu giúp tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Lý do cần thực hiện xét nghiệm GBS

Lý do cần thực hiện xét nghiệm GBS
Xét nghiệm GBS là gì? Lý do cần thực hiện xét nghiệm GBS

Sau khi đã hiểu xét nghiệm GBS là gì; chắc hẳn bạn sẽ muốn biết xét nghiệm GBS có cần thiết không? Theo khuyến cáo của hiệp hội các nhà sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG); thai phụ nên thực hiện xét nghiệm GBS vào vào tuần thứ 36 đến tuần 38 của thai kỳ. Nếu thai phụ bị chuyển dạ sớm hơn 36 tuần có thể được xét nghiệm vào thời điểm đó (1).

Ngoài ra, em bé sau khi được sinh ra cũng cần thực hiện xét nghiệm GBS nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Bao gồm:

  • Tụt huyết áp
  • Đường huyết thấp
  • Quấy khóc liên tục
  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt
  • Trẻ ngủ li bì hoặc kém đáp ứng
  • Trẻ không bú tốt hoặc khó nuốt
  • Trẻ thở khò khè hoặc thấy khó thở
  • Nhịp tim hoặc nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường
  • Trẻ trông yếu ớt hoặc giảm trương lực cơ bất thường

Tuy nhiên, có một số trẻ sơ sinh có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ như:

  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm màng não. Viêm màng não phổ biến hơn với bệnh GBS khởi phát muộn và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến mất thính lực, giảm thị lực, khuyết tật học tập, co giật và thậm chí tử vong.

Quá trình xét nghiệm GBS như thế nào?

1. Đối với thai phụ

Quy trình xét nghiệm GBS được khuyến cáo hiện nay đó là nuôi cấy dịch âm đạo và trực tràng được thực hiện trong khoảng 35-38 tuần (tuỳ khuyến cáo), khi chuyển dạ sinh non hoặc ối vỡ non. Việc lấy mẫu xét nghiệm hoàn toàn không gây đau, rất nhanh chóng. Sau đó, mẫu sẽ được gửi để nuôi cấy và định danh vi khuẩn. Trong một số truòng hợp, test nhanh cũng có thể được sử dụng nhưng nuôi cấy là quy trình chuẩn được khuyến cáo.

>> Bạn có thể xem thêm: Màu nước tiểu khi mang thai con trai vàng và hơi sáng đúng không?

2. Đối với trẻ sơ sinh

Còn với trẻ sơ sinh thì cách thực hiện xét nghiệm GBS là gì? Nếu con bạn cần xét nghiệm GBS, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu hoặc chọc dò tủy sống tuỳ vào biểu hiện trên lâm sàng mà lựa chọn cơ quan lấy mẫu bệnh phẩm.

2.1 Xét nghiệm GBS bằng máu

Để xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để lấy mẫu máu từ gót chân của bé. Sau khi kim được đưa vào, một lượng nhỏ máu sẽ được thu thập vào ống nghiệm hoặc lọ. Khi thực hiện lấy máu, em bé có thể cảm thấy hơi nhức khi kim đâm vào hoặc rút ra.

2.2 Phương pháp chọc tuỷ sống

Chọc dò tủy sống hay còn được gọi là chọc tủy sống là một xét nghiệm nhằm thu thập và quan sát dịch tủy sống. Đây là một chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống. Quá trình thực hiện chọc tủy sống như sau:

  • Bước 1: Y tá hoặc bác sĩ sẽ bế em bé trong tư thế cuộn tròn.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ làm sạch lưng và tiêm thuốc gây tê vào da để bé không cảm thấy đau trong quá trình lấy tuỷ. Trong bước này, bác sĩ có thể thoa một loại kem gây tê lên lưng em bé trước khi tiêm. Hoặc bác sĩ cũng có thể cho em bé dùng thuốc an thần hay thuốc giảm đau để giúp chịu đựng trong quá trình thực hiện chọc tuỷ.
  • Bước 3: Sau khi vùng lưng em bé bị tê hoàn toàn, bác sĩ sẽ chèn một cây kim mỏng, rỗng vào giữa hai đốt sống ở cột sống dưới. Đốt sống là những xương sống nhỏ tạo nên cột sống.
  • Bước 4: Bác sĩ rút một lượng nhỏ dịch não tủy để xét nghiệm. Quá trình này có thể sẽ được thực hiện trong 5 phút.

Quá trình này có thể sẽ được thực hiện trong 5 phút.

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Các phương pháp xét nghiệm GBS ở trên chỉ để tham khảo. Vì có thể các trung tâm y tế sẽ áp dụng các phương pháp xét nghiệm khác nhau để phù hợp với cơ sở vật chất bạn nhé.

Cách để tránh lây GBS từ mẹ sang con

Xét nghiệm GBS dương tính có nguy hiểm không?

Khi bạn đã hiểu xét nghiệm GBS là gì; thì bạn cũng cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của nhóm vi khuẩn này gây ra cho bản thân bạn và trẻ sơ sinh mới chào đời.

1. Đối với người lớn và thai phụ

Nhóm vi khuẩn này có thể gây bệnh ở một số người như người già và những người mắc một số bệnh lý như có thể gây ra nhiễm trùng ở máu, phổi, da hoặc xương.

Cứ khoảng 4 phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm GBS. Ở phụ nữ mang thai, GBS có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhau thai, tử cung và nước ối. Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào, thai phụ vẫn có thể truyền bệnh sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

2. Đối với trẻ sơ sinh

Người mẹ bị nhiễm GBS sẽ được điều trị bằng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ. Trong trường hợp này, hầu hết em bé sinh ra không gặp bất kỳ vấn đề nguy hiểm gì.

Có 2 bệnh do GBS thường gây ở trẻ sơ sinh là:

  • Nhiễm trùng khởi phát sớm: Tình trạng này thường xảy ra trong tuần đầu tiên sau khi em bé chào đời. Các em bé nhiễm khuẩn thường có các dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
  • Nhiễm trùng khởi phát muộn: Tình trạng này sẽ phát triển vài tuần đến vài tháng sau khi em bé chào đời.

Lưu ý: Trẻ sinh non dễ bị nhiễm GBS hơn trẻ sinh đủ tháng vì cơ thể và hệ miễn dịch kém phát triển.

>> Bạn có thể xem thêm: Bạn có biết túi thai nằm bên trái là trai hay gái?

Xét nghiệm viêm GBS ở đâu và bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm viêm GBS ở đâu và bao nhiêu tiền?

Bên cạnh tìm hiểu về xét nghiệm GBS là gì; chắc hẳn bạn cũng cần biết thực hiện xét nghiệm GBS ở đâu và có giá bao nhiêu phải không? Bạn có thể tham khảo những địa điểm MarryBaby gợi ý dưới đây nhé.

1. Bệnh viện đa khoa Medlatec

  • Địa chỉ: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Phú Nhuận, TP. HCM.
  • Chi phí: 599.000VNĐ

2. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM.
  • Chi phí: 282.000 – 533.000VNĐ

3. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

  • Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM.
  • Chi phí: 450.000VNĐ

4. Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. HCM.
  • Chi phí: 500.000VNĐ

5. Trung tâm Xét nghiệm Diag

  • Địa chỉ: Trụ sở chính 414 – 420 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP. HCM.
  • Chi phí: 600.000VNĐ

Trên đây chỉ là tham khảo về một số bệnh viện uy tín ở TP.HCM (Mức giá xét nghiệm GBS có thể thay đổi vào thời điểm bạn thăm khám). Ngoài ra, bạn cũng có thể xét nghiệm GBS tại phòng khám và bệnh viện uy tín khác có hỗ trợ xét nghiệm này tại nơi mình sinh sống.

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với GBS và bắt đầu chuyển dạ. Hãy báo cho bác sĩ để được tiêm tĩnh mạch kháng sinh trong vòng 4 giờ trước khi sinh để bảo vệ con mình khỏi bệnh GBS khởi phát sớm nhé. Hy vọng thông tin về xét nghiệm GBS là gì sẽ hữu ích với bạn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Group B Strep and Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/group-b-strep-and-pregnancy
Truy cập ngày 26/10/2023

2. Group B strep test
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/group-b-strep-test
Truy cập ngày 26/10/2023

3. Group B Strep and Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/groupb.html
Truy cập ngày 26/10/2023

4. Strep B Test
https://medlineplus.gov/lab-tests/strep-b-test/#
Truy cập ngày 26/10/2023

5. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở phụ nữ mang thai
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/nhiem-lien-cau-khuan-nhom-b-gbs-o-phu-nu-mang-thai/
Truy cập ngày 26/10/2023

x