Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn hay không? Nếu xét nghiệm sau ăn liệu có ảnh hưởng gì tới tính chính xác của kết quả? Những thắc mắc này sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết sau. Hãy theo dõi bài viết ngay để có câu trả lời nhé.
Trước khi tìm hiểu bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không; chúng ta cần biết rõ về các loại xét nghiệm máu khi mang thai. Trong thai kỳ, mẹ sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những xét nghiệm máu cho phụ nữ mang thai sau đây là cần thiết:
Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu khi mang thai? Vì trong thai kỳ và lúc sinh nở, mẹ có thể gặp rủi ro như xuất huyết quá nhiều gây mất máu nguy hiểm. Vậy nên kiểm tra để xác định nhóm máu (A/B/AB/O) sẽ giúp bác sĩ biết mẹ thuộc nhóm máu nào và khi cần thiết có thể truyền máu cho mẹ.
Đây là xét nghiệm để kiểm tra mẹ có thiếu máu hay không, nếu có bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu uống bổ sung sắt. Vậy bà bầu xét nghiệm máu này có cần nhịn ăn hay không? Hãy theo dõi các phần tiếp theo của bài viết nhé.
Xét nghiệm Double test được chỉ định thực hiện ở tất cả các mẹ bầu trong quý đầu mang thai (trong tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ). Xét nghiệm Double test được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của mẹ để đánh giá nồng độ free Beta hCG và PAPP-A, qua đó, dự đoán được em bé có mắc hội chứng down hay không. Vậy xét nghiệm beta có cần nhịn ăn không? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài nhé.
Đây là loại xét nghiệm bộ ba nhằm tầm soát để tìm hiểu nguy cơ rối loạn bẩm sinh thai nhi, thực hiện khi mẹ mang thai tuần thứ 15 – 20.
Xét nghiệm này được thực hiện ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ. Một số thai phụ có nguy cơ cao mắc tiểu đường hoặc đã từng bị tiểu đường thai kỳ có thể được chỉ định xét nghiệm sớm hơn. Bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn hay không? Hãy theo dõi những phần tiếp theo để có câu trả lời nhé.
Xét nghiệm nhóm máu Rh hay còn gọi là yếu tố Rhesus là kiểm tra protein trong máu. Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể biết được Rh của mẹ và thai nhi có tương thích với nhau hay không. Nếu không thì em bé có thể bị đe dọa nghiêm trọng do thiếu máu vì cơ thể mẹ sản xuất kháng thể phá vỡ hồng cầu thai nhi. Từ đó, bác sĩ đưa ra được những biện pháp chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé như tiêm globulin miễn dịch Rh.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cho mẹ bầu còn để phát hiện bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mẹ nhiễm virus Rubella, viêm gan B; mẹ bị giang mai, HIV… thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhằm hạn chế tối đa việc bé bị bệnh truyền nhiễm từ mẹ.
Vấn đề bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không nhiều người vẫn chưa biết. Trong thai kỳ, trước khi đi xét nghiệm máu, mẹ cần chú ý:
Mang thai nên xét nghiệm máu khi nào? Thời gian tốt nhất là vào buổi sáng và tùy vào từng xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định cho mẹ thời điểm cụ thể. Mẹ chỉ cần tuân theo lịch hẹn trước đó và tuyệt đối không bỏ qua các mốc hẹn, vì có những xét nghiệm chỉ đúng khi được thực hiện trong những giai đoạn nhất định của thai kỳ.
Khi mẹ bầu đã biết thời điểm nên xét nghiệm máu khi mang thai; vậy bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn hay không? Hãy đọc câu trả lời trong phần dưới đây của bài viết nhé.
Xét nghiệm máu mang thai có cần nhịn ăn không? Thông thường, đi làm xét nghiệm máu khi mang thai, mẹ cần phải nhịn ăn. Cụ thể, trong vòng 12 giờ trước khi đi làm xét nghiệm máu, mẹ không được ăn bất cứ thứ gì, không uống nước ngọt có ga, nước hoa quả, sữa, hoặc các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia, chè. Nếu mẹ ăn trước khi đi xét nghiệm hoặc sử dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng tới các chỉ số sinh hóa máu từ đó kết quả xét nghiệm không chính xác.
Bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Đặc biệt, mẹ lưu ý rằng với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, liên quan đến việc dung nạp glucose (GTT), thế nên trước khi đi xét nghiệm mẹ cần nhịn ăn và uống qua đêm. Khi đó, kết quả xét nghiệm mới chính xác.
Bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn hay không? Tuy nhiên, không phải xét nghiệm nào mẹ cũng cần phải nhịn ăn. Khi thực hiện xét nghiệm Double test, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn, bởi vì 2 chất sinh hóa là β-hCG (FBC) và PAPP-A (PAA) – những chỉ số sinh hóa tự nhiên của máu và không phụ thuộc vào việc mẹ có ăn uống hay không. Do vậy, trước khi đi làm xét nghiệm này, mẹ có thể ăn sáng như bình thường.
Bên cạnh đó, xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh mẹ cũng không cần kiêng ăn, vì đây là những yếu tố liên quan đến di truyền và không bị ảnh hưởng bởi ăn uống.
Tương tự như vậy, trong, xét nghiệm Triple test các yếu tố sinh hóa tự nhiên trong mẫu máu dùng để xét nghiệm không phụ thuộc vào đồ ăn, thức uống mà cơ thể mẹ dung nạp. Vậy nên mẹ có thể ăn sáng và sau đó đi tới bệnh viện để làm xét nghiệm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với rượu bia và chất kích thích thì với những xét nghiệm nào mẹ cũng cần nên kiêng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới kết quả của cuộc xét nghiệm mà còn không tốt cho em bé.
Khi đã biết bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không; chúng cần biết thêm những nơi có thực hiện xét nghiệm máu cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là những địa điểm mẹ bầu có thể tham khảo:
1. Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM
2. Viện Pasteur TP.HCM
3. Bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học TP.HCM
Hy vọng bài viết đã trả lời cho câu hỏi bà bầu xét nghiệm máu có cần nhịn ăn hay không. Mẹ cần tùy vào từng loại xét nghiệm mà nhịn ăn hay không. Tốt hơn hết, để tránh nhầm lẫn và phải đến bệnh viện nhiều lần, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ trong lần khám thai trước mỗi cuộc xét nghiệm và ghi chép lại cẩn thận vào cuốn sổ ghi nhớ của mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Ultrasound scans in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/ultrasound-scans/
Truy cập ngày 28/06/2021
2. Fetal ultrasound
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149
Truy cập ngày 28/06/2021
3. Pregnancy tests – ultrasound
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-tests-ultrasound
Truy cập ngày 28/06/2021
4. Ultrasound pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/article/003778.htm
Truy cập ngày 28/06/2021
5. Prenatal Test: Ultrasound
https://kidshealth.org/en/parents/prenatal-ultrasound.html
Truy cập ngày 28/06/2021