Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để biết chính xác mẹ bầu có mắc bệnh tiểu đường hay không thì nên kiểm tra chỉ số đường huyết. Những mẹ bầu chưa thể đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thì cũng có thể thực hiện tại nhà. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ bầu cách thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chia sẻ, các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
Đặc biệt, các bác sĩ tại bệnh viện Mayo tại Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các mẹ bầu thuộc các trường hợp nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có hết không và ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Nếu mẹ bầu chưa thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, các mẹ có thể làm việc này tại nhà. Có 2 cách để mẹ bầu làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà gồm: sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C.
Dùng máy đo đường huyết là cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà rất đơn giản. Điều kiện để áp dụng cách thử tiểu đường này là mẹ bầu phải có sẵn máy đo đường huyết và biết cách lấy máu thử tiểu đường. Việc kiểm tra chỉ số đường huyết được tiến hành ngẫu nhiên trong ngày với các bước sau:
-Rửa tay bằng xà phòng và lau khô (hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay).
-Lắp kim lấy máu vào ống bút.
-Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn.
-Thực hiện cách lấy máu thử tiểu đường:
Nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà có chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên tức là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà. Nhưng mẹ bầu cũng cần phải sắm một thiết bị đo phù hợp. Các bước thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết.
Điểm khác là sau khi lấy mẫu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu phải trộn mẫu với dung dịch đệm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị mẹ bầu sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết; loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả.
Cách lấy kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà HbA1C là nếu chỉ số HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường; nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường (theo CDC).
Mặc dù có nhiều cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà nhưng điều này không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện. Mức đường huyết sẽ dao động khác nhau tại mỗi thời điểm trong ngày và cách thực hiện xét nghiệm tại nhà có thể chưa chính xác nên chưa chắc cho kết quả chính xác 100%. Vì thế, mẹ bầu cũng không nên tin vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ.
Nếu mẹ bầu tiến hành một trong 2 xét nghiệm trên và có nguy cơ tiểu đường thai kỳ; thì các bác sĩ sẽ tiến hành thêm những thử nghiệm khác để có kết quả chính xác. Ngoài ra, việc thăm khám cũng sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về mức độ kiểm soát chỉ số đường huyết của mình. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về cách ổn định mức glucose máu cũng như tần suất để mẹ bầu áp dụng biện pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề tiểu đường thai kỳ hoặc các chỉ số đường huyết hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Diabetes Tests
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/getting-tested.html
Truy cập ngày 06/05/2022
2. Overview-Gestational diabetes
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
Truy cập ngày 06/05/2022
3. Tests & Diagnosis for Gestational Diabetes
Truy cập ngày 06/05/2022
4. Gestational diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20355345
Truy cập ngày 06/05/2022
5. checking your blood sugar levels
diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/managing-your-diabetes/testing
Truy cập ngày 06/05/2022
6. Diabetes Home Testing
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/11730-diabetes-home-testing
Truy cập ngày 06/05/2022