Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc phòng tránh uốn ván trong quá trình sinh nở từ lâu đã được lưu ý, thông qua việc tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu. Vậy vacxin này được sử dụng như thế nào? Nếu bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trước khi trả lời thắc mắc mang bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, mời các mẹ cùng tìm hiểu uốn ván là gì và tình trạng này nguy hiểm như thế nào nhé.
Uốn ván (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, do độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, và không bị tiêu diệt ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài. Chúng xâm nhập qua cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da.
Với các mẹ bầu, uốn ván có thể xâm nhập trong quá trình chuyển dạ, vi khuẩn vào qua đường sinh dục, từ đó dẫn đến uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh, Clostridium tetani sẽ theo đường cắt rốn tấn công vào cơ thể trẻ, gây uốn ván rốn.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%.
Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da. Sau đó giải phóng độc tố vào máu. Các độc tố này tấn công vào hệ thần kinh, khiến các cơ co cứng, tê liệt. Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp uốn ván ảnh hưởng tới cơ hô hấp, bệnh nhân không thể trao đổi khí, dẫn tới suy hô hấp, tử vong.
Uốn ván nguy hiểm như vậy, nên việc tiêm phòng cho các mẹ là rất cần thiết. Khi tiêm phòng vắc xin uốn ván, mẹ bầu không chỉ bảo vệ được bản thân mình mà còn giúp con yêu được bảo vệ toàn diện ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh. Vậy việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai cụ thể như thế nào? Liệu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
>>> Bạn có thể tham khảo: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi nên tiêm vacxin phòng uốn ván. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng uốn ván theo các mốc như sau:
Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.
Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.
Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.
Nếu mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, thì chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Nếu chẳng may mẹ bầu quên tiêm mũi 2 vacxin uốn ván, vậy chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Để trả lời câu hỏi này, cần cân nhắc vào lịch sử tiêm chủng của mẹ.
Không phải ai mang thai và lần mang thai nào cũng cần tiêm ít nhất 2 mũi vacxin uốn ván. Trong trường hợp mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin DTaP, theo khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Lí do là miễn dịch với uốn ván đã được tạo ra khi tiêm 3 mũi DTaP vào lúc nhỏ, theo thời gian có thể nồng độ kháng thể sẽ hơi suy giảm một chút. Nhưng chỉ cần nhắc lại cho hệ miễn dịch bằng 1 mũi tiêm, nồng độ kháng thể sẽ đạt hiệu quả trở lại.
Một thông tin cho các mẹ là vacxin DTaP nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, được tiêm phòng miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi từ năm 1985 đến nay. Vì vậy với các mẹ trẻ, nhiều khả năng đã có miễn dịch từ chương trình tiêm chủng và nay chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi. Nếu không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng, các mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với trường hợp mẹ bầu mang thai lần đầu, chưa tiêm hoặc không rõ lịch sử tiêm ngừa uốn ván trước đây. Theo khuyến cáo, cần tiêm tối thiểu 2 mũi vacxin uốn ván để mang lại hiệu quả bảo vệ cho mẹ và con. Mũi 1 được tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng và cách ngày sinh ít nhất 1 tháng.
Trong trường hợp này, với thắc mắc chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không, thì câu trả lời là chỉ với 1 mũi vacxin uốn ván vẫn có thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh. Nhưng hiệu quả bảo vệ là chưa cao, các mẹ vẫn có khả năng mắc uốn ván trong quá trình sinh nở. Vì vậy các mẹ cần tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vacxin uốn ván để đảm bảo chắc chắn bản thân và con yêu được bảo vệ.
Tuy nhiên, không nên tiêm bù mũi 2 khi quá gần ngày sinh (<1 tháng). Nguyên nhân do thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần vacxin lúc đó. Cũng như, thời gian quá ngắn khiến vacxin chưa phát huy được tác dụng bảo vệ mẹ và em bé.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?
Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với các mẹ quan tâm tới sức khỏe, luôn tiêm phòng đầy đủ, thì ở những lần mang thai sau chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại vacxin uốn ván. Thậm chí không cần tiêm nhắc lại nếu khoảng cách giữa các lần mang thai <1 năm, do lúc này hiệu quả bảo vệ vẫn còn.
Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. CDC Pinkbook: Tetanus
https://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/tetanus.html
Ngày truy cập: 05/06/2022
2. TETANUS-DIPHTHERIA VACCINE (Td)
https://medicalguidelines.msf.org/viewport/EssDr/english/tetanus-diphtheria-vaccine-td-39849242.html
Ngày truy cập: 05/06/2022
3. Preventing Tetanus Infections
https://www.uofmhealth.org/health-library/sig3065
Ngày truy cập: 05/06/2022
4. Tetanus, Diphtheria and Pertussis (Tdap) Vaccine
https://mothertobaby.org/fact-sheets/tetanus-diphtheria-pertussis-tdap-vaccine-pregnancy/
Ngày truy cập: 05/06/2022
5. About Tetanus
https://www.cdc.gov/tetanus/about/index.html
Ngày truy cập: 05/06/2022