Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chuẩn cân nặng thai nhi bao nhiêu là đúng? Thai nhi phát triển như thế nào là chuẩn? Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, mức chuẩn là mức thể hiện chiều dài và cân nặng của thai nhi có phát triển đúng với độ tuổi của thai hay không.
Để từ đó, bố mẹ sẽ biết em bé phát triển tốt hơn mức cho phép hay phát triển kém hơn mức cho phép. Hơn nữa, sức khỏe của thai nhi cũng được đánh giá thông qua chỉ số chiều dài và cân nặng.
Một câu hỏi đặt ra cho những ai mới lần đầu làm mẹ là “Liệu rằng siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?”. Đây là tâm lý khá bình thường cho những bạn nữ lần đầu mang thai. Marrybaby sẽ giải đáp cho bạn ngay đây.
Siêu âm cân nặng thai nhi sử dụng kỹ thuật sóng âm tần số cao để xây dựng và đo lường trọng lượng, cân nặng của thai nhi bên trong buồng tử cung bằng hình ảnh. Qua các thời kỳ, có thể dự đoán được tuổi thai, dự kiến ngày sinh, chiều dài và cân nặng thai nhi hay phát hiện các vấn đề phát thường nếu có.
Vậy siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không? Thực tế, siêu âm không thể xác định đúng 100% cân nặng của thai nhi. Phương pháp siêu âm chỉ có thể dự đoán cân nặng của thai nhi chính xác từ 85 – 95% mà thôi. Có nghĩa là thai nhi có thể nhẹ hoặc nặng hơn dự đoán từ 5 – 15% so với cân nặng thực tế.
Mức độ chính xác của phương pháp siêu âm cân nặng thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ rất cao. Sau đó, mỗi thai nhi sẽ phát triển theo chiều hướng khác nhau cho nên mức chính xác sẽ giảm dần và phụ thuộc vào kích thước thai nhi đạt được.
Siêu âm là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên toàn thế giới, cực kỳ an toàn nên mẹ yên tâm nhé!
Siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm hoặc tăng nhưng mẹ không biết đâu là mức đạt chuẩn. Vậy thì hãy theo dõi bảng cân nặng thai nhi dưới đây nhé.
Mỗi giai đoạn phát triển, con dần thay đổi về kích thước cũng như cân nặng. Trong 7 tuần đầu của thai kỳ, kích thước của con rất nhỏ không thể so sánh được. Sang tuần thứ 8, thai nhi đã đạt được trọng lượng như một hạt đậu, nặng 1g và dài 1.6cm.
Cơ thể tuy bé nhỏ nhưng đã hình thành các bộ phận quan trọng của cơ thể là tim. Các ngón tay và ngón chân bắt đầu chia ra, rụng đuôi, cơ thể dần duỗi thẳng và đang trong quá trình phát triển khuôn mặt. Và cứ thế, hạt đậu ấy dần mang trọng lượng tương tự các loại rau của quả qua từng tuần.
Nếu siêu âm cân nặng thai nhi bị giảm, mẹ đừng lo. Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi sao cho đạt chuẩn cân nặng thai nhi.
Thậm chí mẹ có thể tự tính cân nặng thai nhi tại nhà thông qua cách Marrybaby hướng dẫn sau đây.
Cách tính cân nặng thai nhi tại nhà rất dễ thực hiện. Ước lượng bằng cách sờ nắn bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng.
Công thức như sau:
Trọng lượng thai nhi (g) = ((chiều cao tử cung (cm) + chu vi bụng (cm)) x 100)/4
Trong đó:
Công thức này chỉ cho ra kết quả tương đối, mang tính ước lượng. Sai số có thể rất lớn vì còn tùy thuộc vào cơ thể mẹ bầu béo hay bầu gầy, nước ối nhiều hay nước ối ít.
Bạn nên nhớ rằng, phương pháp siêu âm còn có 5 – 15% sai sót nên cách đo cân nặng thai nhi tại nhà chỉ là cách tạm thời nếu mẹ không đi khám định kỳ.
Tuy nhiên, MarryBaby khuyến khích bạn nên đi khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe thai nhi và phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh nếu có. Không nên tự tính cân nặng tại nhà mà bỏ qua việc khám định kỳ.
Đừng so sánh cân nặng của thai nhi này so với thai nhi khác vì mỗi đứa bé đều có chiều hướng phát triển khác nhau. Đặc biệt là những yếu tố dưới đây có thể tác động đến cân nặng của thai nhi.
Yếu tố di truyền hoặc sự khác biệt về chủng tộc quyết định rất nhiều về cân nặng và chiều dài của thai nhi. Có nghĩa là cân nặng của bé có thể có sự tương đồng với cân nặng và vóc dáng của bố mẹ.
Ở mỗi dân tộc, mỗi đất nước sẽ có những chỉ số chuẩn cân nặng thai nhi khác nhau. Cho nên, em bé có bố mẹ Việt Nam có thể nhẹ cân hơn em bé có bố hoặc mẹ là người nước ngoài. Hoặc có thể ngược lại, việc đó tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Mẹ nên tìm hiểu những bệnh lý dễ gặp phải trong quá trình mang thai. Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, béo phì sẽ có xu hướng sinh con nặng cân hơn những người mẹ sức khỏe tốt.
Ngược lại, mẹ mang thai mà không tăng cân hoặc tăng quá ít cũng khiến thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Điều này có thể biết được thông qua các chỉ số về cân nặng của thai nhi khi chưa chào đời.
Do đó, khám thai định kỳ là cách tốt nhất để mẹ chủ động theo dõi sức khỏe của con và bổ sung dinh dưỡng ngay nếu thai nhi đang gặp các vấn đề về cân nặng, chiều dài.
Ông bà ta thường nói con thứ đa phần lớn hơn con so (con đầu). Điều đó cho thấy thứ tự sinh con cũng tác động đến chuẩn cân nặng thai nhi. Nếu khoảng cách sinh nở giữa các con quá ngắn thì hoàn toàn có thể ngược lại, con thứ có thể nhẹ cân hơn con đầu. Cho nên, không có vấn đề gì là tuyệt đối.
Một trường hợp cân nặng của thai nhi sẽ nhẹ hơn bảng chuẩn cân nặng thai nhi nhưng con vẫn khỏe mạnh khi chào đời chính là mẹ mang song thai hoặc đa thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên theo dõi thật kỹ sức khỏe của mình và cả thai nhi.
Chuẩn cân nặng thai nhi là mức tối thiểu thai nhi cần đạt trong quá trình phát triển. Thai nhi nhẹ hơn mức chuẩn không có nghĩa là con phát triển kém. Thai nhi nặng hơn mức chuẩn không có nghĩa là con phát triển tốt. Cho nên, mẹ cần theo dõi nhiều vấn đề khác như nhịp tim, nước ối, dị tật nếu có,….
AN HY
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby Weight Chart: Is Your Baby On Track?
https://www.mamanatural.com/baby-weight-chart/
Truy cập ngày 14/10/2021
2. Growth chart: Fetal length and weight, week by week
Truy cập ngày 14/10/2021
3. Fetal Weight Calculator – Fetal Weight By Week
https://happychildren.life/fetal-weight-calculator/
Truy cập ngày 14/10/2021
4. Estimated Fetal Weight & Growth Percentile Calculator
https://www.babymed.com/tools/ultrasound-estimated-fetal-weight-calculator#
Truy cập ngày 14/10/2021
5. Fetal Growth Calculator
https://srhr.org/fetalgrowthcalculator/#/
Truy cập ngày 14/10/2021