Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 02/10/2022

Làm thế nào để vượt cạn thành công?

Làm thế nào để vượt cạn thành công?
Để hỗ trợ cho các mẹ sinh thường, các chuyên gia đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau nhằm giảm đau đớn và tăng sức lực trong quá trình vượt cạn.

Vượt cạn là một từ ngữ dân gian ý chỉ quá trình sinh nở, chuyển dạ tự nhiên của mẹ bầu. Trong bài viết là những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Và những gì mẹ bầu có thể làm để vượt cạn thành công, dễ dàng.

Vượt cạn thành công là gì?

Vượt cạn (chuyển dạ) là quá trình em bé rời khỏi tử cung. Trong thai kỳ đủ tháng; vượt cạn xảy ra khoảng tuần thứ 40 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mẹ bầu.

Đa số các ca vượt cạn diễn ra theo đường âm đạo; nhưng một số trường hợp cần phải can thiệp ngoại khoa. Vượt cạn thành công là khi em bé được sinh ra khỏe mạnh; không có bất kỳ biến chứng nào trong quá trình sinh nở.

Khi mẹ bầu gần đến ngày dự sinh, việc tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ có thể giúp mẹ bầu chuẩn bị tinh thần và có cuộc vượt cạn thành công.

Vượt cạn thành công là gì
Vượt cạn thành công là mong muốn của mọi mẹ bầu vào cuối thai kỳ

Quá trình vượt cạn diễn ra như thế nào?

Để vượt cạn thành công, mẹ bầu cần trải quá trình chuyển dạ. Quá trình này được chia làm ba giai đoạn chính bao gồm co thắt, sinh nở và sinh nhau thai.

  • Trong giai đoạn đầu của quá trình vượt cạn, mẹ bầu bắt đầu có những cơn co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên. Điều này là do các cơ trong tử cung (dạ con) thắt chặt và thả lỏng nhịp nhàng. Những cơn co thắt này giúp kéo giãn, làm mềm và mở cổ tử cung (lối đi hẹp giữa tử cung và âm đạo để em bé có thể di chuyển vào ống sinh). Các cơn co sẽ tăng dần về cường độ và khoảng cách giữa các cơn ngày càng ngắn.
  • Trong giai đoạn vượt cạn thứ hai: Khi cổ tử cung đã giãn ra hoàn toàn, mẹ bầu sẽ bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ: rặn đẻ và sinh em bé.
  • Trong giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình vượt cạn: Sau khi kết thúc 3 giai đoạn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tầng sinh môn cho mẹ; sẽ khâu lại nếu có cắt hoặc rách trong quá trình rặn đẻ; và mẹ được đưa về phòng hậu sản, da tiếp da cùng em bé.

Cách giúp mẹ bầu vượt cạn thành công

MarryBaby gợi ý một số phương pháp để mẹ bầu chuẩn bị và có một quá trình vượt cạn thành công; đón con yêu khỏe mạnh chào đời!

1. Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng

Tập trung vào hơi thở có thể giúp mẹ bầu đánh lạc hướng cơn đau; thư giãn cơ bắp và tâm trí; đồng thời duy trì lượng oxy cần thiết.

Mẹ bầu hãy thực hành các kỹ thuật thở sau để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.

1.1 Kỹ thuật thở bằng bụng

Khi chuyển dạ sớm, hãy thử thở bằng bụng. Khi mẹ bầu hít vào, hãy phồng bụng lên; và khi thở ra, hãy thả lỏng bụng. Dưới đây là các bước cần thiết:

  • Đặt một tay lên bụng ngay dưới xương sườn và tay kia đặt trên ngực.
  • Hít sâu bằng mũi và để bụng phồng lên. Lưu ý, ngực của mẹ bầu chỉ di chuyển nhẹ.
  • Thở ra với đôi môi mím lại giống như mẹ bầu đang huýt sáo. Hãy cảm nhận bàn tay trên bụng di chuyển theo từng nhịp thở; và sử dụng nó để đẩy tất cả không khí ra ngoài.
  • Thực hiện động tác này giữa hoặc trong khi co thắt.
Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng
Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng

1.2 Thở hổn hển

Khi các cơn co thắt của mẹ bầu trở nên dữ dội hơn; hãy thở ra nhanh và gấp gáp hơn, khoảng 6 chu kỳ mỗi phút.

  • Khi cơn co thắt bắt đầu, hãy hít thở sâu bằng mũi.
  • Thở ra nhanh 2 hai lần, và sau đó là một lần thở dài hơn.
  • Quá trình hít vào và thở ra này sẽ mất khoảng 10 giây.
  • Lặp lại kiểu thở này cho đến khi cơn co thắt dừng lại.

2. Hướng dẫn rặn để vượt cạn thành công

Trong giai đoạn thứ hai của quá trình vượt cạn, mẹ bầu sẽ cảm thấy thôi thúc theo bản năng và không thể kiểm soát để rặn khi trải qua các cơn co thắt. Nhưng mẹ bầu chỉ nên rặn khi cảm thấy không thể kiểm soát được thôi thúc đó.

Hầu hết phụ nữ sẽ sinh trong vòng một giờ sau khi tích cực rặn đẻ với đứa con đầu lòng; và khoảng 30 phút đối với những lần sinh sau (thời gian này tính từ lúc bắt đầu rặn, còn trước đó là cả 1 quá trình dài). Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể kết thúc trong vài phút. Nhưng mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng khi mất nhiều thời gian hơn để rặn đẻ, điều này tuỳ vào tầng sinh môn của mẹ và sự xoay đầu vào đúng thế của con; bác sĩ sẽ luôn ở bên bạn lúc rặn đẻ để đánh giá tình hình.

2.1 Cách rặn kết hợp với thở để vượt cạn thành công

Để rặn đẻ hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Sản phụ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh (hoặc có thể ôm chặt mặt trong đùi để dạng đùi tốt hơn).
  • Khi rặn đẻ, sản phụ cần hít một hơi vào, sau đó rặn mạnh đẩy em bé ra trong từ 5 đến 6 giây. Rồi nhẹ nhàng thở ra và hít vào một hơi khác. Sản phụ không nên nín thở trong thời gian dài vì sẽ khiến mẹ và thai nhi khó nhận đủ oxy. Và khiến quá trình rặn đẻ trở nên kém hiệu quả.
  • Khi sản phụ đang rặn, hãy siết chặt cơ bụng và thả lỏng sàn chậu.
  • Khi đã rặn được đầu em bé ra khỏi âm hộ, sản phụ có thể cần ngừng rặn hoặc thở nhanh hơn. Bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ giúp hướng dẫn sản phụ vượt qua giai đoạn này.
Tư thế rặn đẻ tốt nhất để vượt cạn thành công
Tư thế rặn đẻ tốt nhất để vượt cạn thành công

2.2 Lưu ý về lần rặn đẻ cuối cùng để vượt cạn thành công

Khi đầu của con di chuyển xuống vùng chậu chuẩn bị chào đời, mẹ bầu sẽ cảm thấy một cảm giác đau nhói và thấy có rất nhiều áp lực lên trực tràng (giống như mẹ bầu cần phải đi ngoài.)

Tại thời điểm này, mẹ bầu khoan rặn vội, nên kiên nhẫn hít thở để các cơ vùng chậu và cổ tử cung giãn nở đủ lớn và mềm mại giúp thai ra ngoài dễ hơn. Các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ khám đánh giá và yêu cầu bạn rặn khi đúng thời điểm.

Làm điều này cũng có thể bảo vệ đáy chậu, các cơ giãn nở tốt thì mẹ bầu sẽ ít phải bị rách hoặc cắt hơn. Tập yoga, mát xa tầng sinh môn khi mang thai cũng có thể làm giảm khả năng bị rách độ 3 và 4 lúc rặn sinh.

Sau cùng, khi em bé đã ra ngoài hoàn toàn, bé có thể được đặt trên ngực của bạn để da kề da. Chúng sẽ sớm có lần bú đầu tiên.

3. Hướng dẫn thực hiện phương pháp Lamaze để vượt cạn dễ dàng

Phương pháp Lamaze giúp mẹ bầu sẵn sàng và tự tin trong suốt ca sinh. Đây là một quá trình tự nhiên và lành mạnh, Lamaze bao gồm các bài tập thư giãn và hít thở, có thể giúp giảm cảm giác đau, đồng thời dạy mẹ bầu cách ứng dụng phương pháp xoa bóp hoặc quên đi cơn đau (đánh lạc hướng).

4. Phương pháp thôi miên: Hướng ý thức khỏi cơn đau

Mục tiêu của phương pháp thôi miên hay còn gọi là phương pháp Morgan là hướng dẫn mẹ cách vượt qua cơn đau để vượt cạn dễ dàng. Thực hành phương pháp này thành thạo, mẹ sẽ biết cách tự “thôi miên” bản thân; thoát ly khỏi cảm giác đau đớn để vượt cạn thành công. Rất nhiều bà mẹ chọn sinh mổ vì không nghĩ rằng mình đủ sức vượt qua những cơn đau dữ dội khi chuẩn bị sinh con. Phương pháp Morgan chính là giải pháp tháo gỡ nút thắt tâm lý này.

5. Phương pháp Bradley dành cho các ông bố cùng mẹ vượt cạn thành công

Theo phương pháp Bradley, sinh thường là biện pháp có lợi nhất cho bé. Chính vì vậy, phương pháp này hướng tới mục tiêu giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh thường. Phương pháp Bradley cũng nhấn mạnh vào vai trò của ông bố trong quá trình chuyển dạ. Dinh dưỡng, thư giãn, hít thở là 3 tiêu điểm tập trung giúp các mẹ sinh thường dễ dàng hơn.

Phương pháp Bradley dành cho các ông bố
Phương pháp Bradley dành cho các ông bố

Những lưu ý để vượt cạn thành công

Đau đẻ là một trong những điều khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Để có thể vượt cạn dễ dàng hơn; mẹ bầu cần chủ động chuẩn bị cho quá trình này trong lúc mang thai. Mẹ hãy thực hiện những hoạt động sau nhé:

  • Tập thể dục thường xuyên trong quá trình mang thai: Mặc dù mẹ bầu cần phải sửa đổi kế hoạch tập thể dục của mình, nhưng mẹ bầu vẫn nên tiếp tục tập thể dục khi mang thai. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát huyết áp, tâm trạng, cân nặng mà còn có thể giúp mẹ bầu giữ được vóc dáng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.
  • Tham gia một lớp chuẩn bị sinh: Biết được những gì sẽ xảy ra có thể giúp mẹ bầu thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chuyển dạ. Hầu hết các lớp học chuẩn bị sinh bao gồm hướng dẫn về các biện pháp thoải mái trong quá trình chuyển dạ; vì vậy mẹ bầu và chồng có thể thực hành trước khi sự kiện trọng đại diễn ra.
  • Ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin trước khi sinh: Mẹ bầu cần đưa vào cơ thể các chất dinh dưỡng phù hợp để giúp thai nhi phát triển bình thường; và cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển dạ.
  • Xem xét vị trí tối ưu của thai nhi: Việc sinh con sẽ dễ dàng hơn khi con ở trong tư thế tối ưu. Nếu em bé của bạn ngôi mông hoặc ngôi ngang; khi thai còn nhỏ mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp nhẹ nhàng để giúp em bé xoay ngôi lại. Tuy nhiên không chắc chắn việc thực hiện sẽ thành công, vì ngôi thai có thể do một số nguyên nhân nào đó.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, mẹ bầu đã sẵn sàng cho quá trình vượt cạn thành công; và đón con yêu chào đời!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Diagnosing onset of labor: a systematic review of definitions in the research literature

https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-016-0857-4

Ngày truy cập: 14/12/2021

Overview of Labor

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=overview-of-labor-90-P02896

Ngày truy cập: 14/12/2021

What Happens During Labor

https://www.bidmc.org/centers-and-departments/obstetrics-and-gynecology/programs-and-services/pregnancy/labor-and-delivery/stages-of-labor

Ngày truy cập: 14/12/2021

How to Tell When Labor Begins

https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-to-tell-when-labor-begins

Ngày truy cập: 14/12/2021

Stages of labour

https://www.nationalwomenshealth.adhb.govt.nz/womens-health-information/maternity/labourandbirth/stages-of-labour/

Ngày truy cập: 14/12/2021

x