Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Với vai trò là chồng của mẹ bầu đang chuyển dạ, vai trò lớn nhất của bạn là hỗ trợ và động viên vợ xuyên suốt quá trình sinh nở. Cách tốt nhất để làm điều đó là đảm bảo bạn hiểu các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ và các giai đoạn khác nhau của quá trình này, biết cách tính thời gian cơn co thắt và thời điểm đến bệnh viện. Đồng thời, hãy thảo luận về việc sinh nở, lập kế hoạch với vợ bầu của bạn từ sớm.
Mỗi bà bầu sẽ có các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ khác nhau. Ngay cả đối với cùng một phụ nữ, các dấu hiệu có thể không giống nhau trong những lần sinh con. Nhưng nhìn chung, các bà bầu sẽ có một số dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ phổ biến bao gồm:
Giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể mất một khoảng thời gian. Bạn hãy xem thêm 10 dấu hiệu sắp sinh (dấu hiệu chuyển dạ) sớm và chuẩn nhất để hiểu rõ hơn thời điểm chuyển dạ của vợ.
Đảm bảo rằng bạn đã gọi điện để kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn chở vợ tới bệnh viện. Bệnh viện có thể từ chối tiếp nhận bạn nếu như cô ấy chưa gần thời điểm chuyển dạ để sinh nở. Số điện thoại của bệnh viện sẽ có ở sổ tay thai sản của vợ và bạn cũng nên lưu số này vào điện thoại của mình.
Thông thường bệnh viện sẽ khuyên vợ bạn nhập viện khi những cơn co thắt chỉ cách nhau chừng 5 – 10 phút và kéo dài khoảng 1 phút. Nhưng chuyện sinh nở và dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ ở mỗi người đều không hoàn toàn giống nhau.
Vậy nên hãy cứ tin vào bản năng, trực giác của mình. Nếu những cơn co thắt của vợ bạn đã bắt đầu từ 12 – 24 tiếng trước và cô ấy đang chịu rất nhiều đau đớn, đây chính là thời điểm để tới bệnh viện.
Hầu hết các mẹ bầu đã chuẩn bị sẵn túi trước ngày dự sinh của mình từ rất lâu. Nhưng bạn cũng có thể trải qua một đêm tại bệnh viện, vì vậy đừng quên thu xếp đồ đạc cho bản thân.
Một số gợi ý về đồ dùng cần thiết:
Người phụ nữ chuyển dạ có thể muốn sống ở trong thế giới của riêng mình. Sinh con là một công việc lâu dài, vất vả; và một số phụ nữ thấy cách tốt nhất để đương đầu với vấn đề là phớt lờ bạn. Đôi khi, cô ấy cũng có thể cáu kỉnh với bạn.
Ví dụ, vợ bạn có thể thích được mát-xa khi chuyển dạ sớm, và sau đó lại cảm thấy không muốn bạn động đến cô ấy. Đối với âm nhạc cũng vậy, danh sách nhạc bạn đã dành hàng giờ đồng hồ thực hiện có thể là một ý tưởng tuyệt vời trước đó, nhưng càng về sau, cô ấy có thể yêu cầu sự im lặng tuyệt đối.
Điều quan trọng là không hiểu sai bất kỳ hành vi nào của cô ấy là sự từ chối bạn.
Bạn sẽ có một trạng thái tinh thần vững chắc hơn khi hiểu rõ nhưng điều sẽ xảy ra sau khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ. Hãy nhớ rằng quá trình sinh nở có tất cả ba giai đoạn bao gồm:
Các anh chồng có thể không biết phải nói gì với người vợ đang chuyển dạ, đặc biệt là trong thời điểm cô ấy chịu nhiều đau đớn, nhưng hãy nhớ rằng sự hỗ trợ của bạn là rất quan trọng để giúp vợ mình hoàn thành quá trình sinh nở.
Bạn có thể gợi ý các kỹ thuật thư giãn trong quá trình chuyển dạ mà cả hai đã học trong lớp tiền sản. Ví dụ: gợi ý thay đổi vị trí; khuyến khích cô ấy tập trung vào việc hít thở sâu; liên tục nói những câu động viên mỗi khi vợ cảm thấy cô ấy không thể vượt qua nổi. Nếu cô ấy có thể di chuyển, hãy đưa cô ấy ra khỏi giường đi bộ một đoạn ngắn; hoặc thậm chí chỉ đến một chiếc ghế gần đó cũng có thể hữu ích.
Có rất nhiều thứ diễn ra trong phòng sinh. Điều quan trọng là phải nhận thức được những gì bạn sẵn sàng làm; và những gì bạn muốn để lại cho các y bác sĩ, nhân viên y tế. Ví dụ, nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi cắt dây rốn, hãy chia sẻ thẳng thắn điều đó.
Việc nhìn thấy máu hoặc hình ảnh đứa bé đang được sinh ra có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Điều này hoàn toàn là tự nhiên; và bạn có thể nhìn đi chỗ khác. Đừng cảm thấy xấu hổ hay mặc cảm khi làm điều đó. Điều quan trọng trong quá trình này là tập trung vào vợ của bạn; hãy nhìn vào đôi mắt cô ấy, khích lệ tinh thần để cô ấy vượt qua khoảnh khắc này.
Quá trình sinh nở có vẻ đáng sợ. Điều quan trọng là quản lý nỗi sợ hãi của bạn bằng cách hiểu dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ; đặt ra những câu hỏi cần thiết; biết khi nào không nên lo lắng; tạo cảm giác tự tin và trấn an vợ bầu khi chuyển dạ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
10 Ways to Comfort a Woman Giving Birth
https://www.verywellfamily.com/ways-to-comfort-a-woman-giving-birth-2753063
Truy cập ngày 8/12/2021
Dads: preparing for relationship changes after baby
Truy cập ngày 8/12/2021
Being a birth support partner
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/being-a-birth-support-partner
Truy cập ngày 8/12/2021
Men’s experience of their partners’ postpartum psychiatric disorders: narratives from the internet
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3314270/
Truy cập ngày 8/12/2021
10 Early Signs of Labor That Tell You the Baby Is Near
https://www.fatherly.com/health-science/signs-your-wife-is-going-into-labor-giving-birth/
Truy cập ngày 8/12/2021