Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Rất nhiều phụ nữ ngạc nhiên rằng tại sao sau khi sinh mổ họ vẫn tiết rất nhiều sản dịch. Thông thường, có thể bạn nghĩ rằng trong lúc mổ lấy con, các bác sĩ sẽ “vệ sinh” sạch sẽ dạ con và “dọn” gọn sản dịch. Thực tế, sản dịch sau sinh một phần cũng bắt nguồn từ việc tử cung chữa lành phần nhau thai tách cơ thể mẹ theo em bé ra ngoài, chứ không riêng phần ứ đọng trong dạ con.
Trong hầu hết các ca phẫu thuật sinh mổ, đặc biệt khi bé con đã ra đời, phần hậu phẫu này thường tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy, không hiếm bác sĩ vừa thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa tranh thủ trò chuyện tán gẫu trong lúc làm việc. Vấn đề này gây khá nhiều khó chịu và hoang mang cho sản phụ.
Trừ khi cảm thấy quá đau đớn hay phải chờ đợi quá lâu, bạn không cần thiết phải lo lắng. Đôi khi bác sĩ làm như vậy để làm dịu bớt không khí căng thẳng cho bạn mà thôi.
Giây phút bé con ra đời, sẽ có vài phút mẹ bầu cảm thấy mình như bị bỏ rơi. Tất cả mọi sự tập trung chú ý đều dồn vào em bé, vì vậy không có gì khó hiểu nếu bạn có thấy chút lo sợ. Không sao cả, chỉ một chút thôi, em bé đã được sinh ra an toàn, mẹ nên tranh thủ nằm thư giãn một lúc.
Khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi sinh mổ, tác dụng của thuốc kháng sinh và giảm đau sẽ làm bạn trở nên khá mệt mỏi và mơ hồ. Chưa kể, cảm giác đau từ vết mổ sau sinh cũng “hành hạ” bạn không kém phần “nhiệt tình”. Nếu cần thiết, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc gây mê để tìm hướng giải quyết đúng nhất.
Rất nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định tách mẹ và con sau khi sinh mổ. Có mẹ phải chờ đến 4 giờ sau mới được gặp con. Vì vậy, trước khi tiến hành sinh nở, bạn nên nói chuyện trước với ê-kíp y bác sĩ để yêu cầu được tiếp xúc da với con sau khi bé vừa chào đời.
Với các mẹ sinh mổ, cho con bú vào những ngày đầu quả là nhiệm vụ bất khả thi. Tác dụng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau làm chậm đường “di chuyển” của tuyến sữa. Không việc gì phải vội vàng, thông thường sau khoảng vài tiếng uống thuốc, bạn đã có thể tập cho bé bú mẹ song song với bú bình. Chịu khó ăn nhiều món bổ để sữa về nhiều hơn.
Nhiều mẹ không ngờ rằng vết mổ sau sinh lại đau đớn đến vậy, hoặc họ cứ mong khoảng 1 tuần sẽ lành lặn nhưng hóa ra lại rất lâu sau. Khi thuốc mê hết tác dụng, cơn đau bắt đầu hành hạ và phát huy nhiệt tình mỗi lúc mẹ đứng lên, ngồi xuống. Sinh thường đau trước, sinh mổ đau sau mà lại kéo dài rất dài. Ngay lập tức nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ nếu bạn không thể kiểm soát nổi cơn đau của mình.
Chuyện gặp biến chứng sau phẫu thuật không hiếm. Biến chứng nhỏ hay lớn tùy vào cơ địa của từng người. Có rất nhiều mẹ bị nhiễm trùng vết mổ, đến 1 tháng sau vẫn không có dấu hiệu tiến triển thuận lợi. Đây là vấn đề không quá phổ biến nhưng bạn cũng nên hỏi bác sĩ về nguy cơ tiềm ẩn.
Nhiều mẹ sau sinh mổ nhận được những lời động viên khá khó chịu: “Mẹ tròn con vuông nhưng sinh thường vẫn tốt hơn” hay đại loại “Sinh mổ về già xuống giữ lắm”. Không việc gì phải để ý mẹ à, sinh nào cũng là sinh, miễn là bé con đã khỏe mạnh ra đời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.