Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/05/2021

Bà bầu sinh mổ nên ăn gì giúp vết mổ nhanh hồi phục?

Bà bầu sinh mổ nên ăn gì giúp vết mổ nhanh hồi phục?
Bà bầu sinh mổ nên ăn gì để vết thương mau lành, sức khỏe nhanh phục hồi và có sữa về cho em bé bú? Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời với bài viết dưới đây, mẹ nhé.

Sau sinh mổ, cơ thể của chị em rất yếu ớt và nhạy cảm. Lúc này, mẹ cần được nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể mau bình phục. Việc lựa chọn một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vết mổ của mẹ nhanh lành và đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Vậy bà bầu sinh mổ nên ăn gì? Mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có sự lựa chọn đúng đắn nhé

bà bầu sinh mổ nên ăn gì
Bà bầu sinh mổ nên ăn gì?

1. Sức khỏe của mẹ sau khi sinh mổ

Khi lựa chọn phương pháp sinh mổ, chị em sẽ thực hiện một cuộc phẫu thuật khoảng 30 phút đến 1 tiếng để đưa em bé ra ngoài. Sau khi sinh mổ, mẹ thường sẽ gặp các vấn đề sau đây:

Thời gian phục hồi lâu: Vết mổ ở bụng sẽ có thời gian phục hồi lâu hơn vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Thông thường sau khi sinh mổ 7 – 10 ngày, vết thương mới lành và phải mất tầm 3 tháng mới tạo sẹo. Bên cạnh đó, cảm giác đau ở vết mổ vẫn sẽ xuất hiện thỉnh thoảng trong vòng 1 năm kể từ ngày sinh. Các bác sĩ vẫn khuyến cáo mẹ sinh mổ chỉ nên thực hiện hai lần sinh liên tiếp cách nhau từ ít nhất hai năm (sau sinh mổ, hết năm thứ hai mới nên có thai). Đây là thời gian cần thiết để cơ thể mẹ có thể phục hồi lại.

Táo bón: Táo bón sau sinh là một trong nhiều nỗi ám ảnh của phụ nữ. Mẹ sinh mổ thường sẽ có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn những người sinh thường. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra sau khi sinh mổ, mẹ thường hạn chế đi lại, vận động do ảnh hưởng đến vết mổ nên cũng tăng nguy cơ bị táo bón.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ngày nắng mùa hè bà bầu ăn gì cho mát?

Sữa lâu về: Cũng do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, các loại thuốc gây tê khi mổ mà sữa mẹ thường về chậm hơn so với các mẹ sinh thường. Thậm chí có nhiều mẹ sau khi mổ xong, vì dị ứng thuốc hoặc quá đau đớn mà dẫn đến tình trạng mất sữa.

2. Bà bầu sinh mổ nên ăn gì?

Với những vấn đề mà mẹ sau khi sinh mổ phải đối mặt thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng. Bà bầu sinh mổ nên ăn gì? Mẹ cần có một thực đơn vừa bổ sung nhiều dưỡng chất giúp cơ thể phục hồi, vừa giúp vết thương mau lành và có sữa về cho em bé.

Thực phẩm chứa nhiều protein: Protein là chất có tác dụng hỗ trợ tái tạo tế bào, hình thành các mô mới. Mẹ sau sinh mổ ăn các thực phẩm giàu protein sẽ giúp cho vết mổ mau lành. Thực phẩm có lượng protein dồi dào như các loại thịt, trứng, sữa, phô mai, chuối, súp lơ, đậu phụ.

Các loại hạt và ngũ cốc: Gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc, các loại hạt là những thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, giúp mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi sức khỏe. Đồng thời đây cũng là những món ăn giúp sữa mẹ về nhanh hơn, tăng cả lượng và chất cho sữa mẹ.

bà bầu sinh mổ nên ăn gì
Bà bầu sinh mổ nên ăn gì?

Trái cây: Rất nhiều mẹ có quan niệm rằng sau khi sinh phải kiêng ăn trái cây. Tuy nhiên, quan niệm này đã được chứng minh là thiếu cơ sở khoa học. Nguyên do là trong hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi của vết thương, giảm nguy cơ viêm nhiễm và hạn chế sẹo lồi, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và tăng chất lượng sữa cho em bé.

Bà bầu sinh mổ nên ăn hoa quả gì? Mẹ nên ăn những loại hoa quả mềm, có vị ngọt, tính mát như chuối, đu đủ, nho, kiwi ngọt, mãng cầu, táo, cam.

Rau xanh: Bà bầu sinh mổ nên ăn rau gì? Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp mẹ bổ sung chất xơ, chống táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các loại rau mà bà bầu sinh mổ nên ăn là rau ngót, măng tây, rau cải xoăn, bầu, bí xanh, rau bó xôi, bắp cải.

Sắt: Do đã mất nhiều máu trong quá trình phẫu thuật, nên những mẹ sinh mổ rất cần bổ sung các món ăn chứa nhiều sắt. Có thể tìm thấy sắt trong các thực phẩm như thịt bò, lòng đỏ trứng, đậu nành, đậu lăng, các loại rau màu xanh đậm.

3. Bà bầu sinh mổ không nên ăn gì?

Bên cạnh những lo lắng về bà bầu sinh mổ nên ăn gì, chị em cũng nên quan tâm đến những món ăn cần phải kiêng sau khi sinh mổ, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn nhé.

Mẹ không nên ăn những món khiến cho vết mổ dễ để lại sẹo lồi như lòng trắng trứng, nếp, rau muống.

Thức ăn có tính hàn như hải sản, rau đay cũng được khuyến cáo không tốt cho mẹ sau khi sinh mổ. Lý do là các món này sẽ khiến vết thương lâu lành và mẹ dễ bị lạnh bụng.

Mẹ sau khi sinh không ăn thức ăn tái, sống như gỏi, rau sống.

Thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại đồ ăn cay, nóng, đồ uống có cồn, có ga đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Vì vậy mẹ không nên ăn những món ăn trên nhé.

4. Mẹ sau sinh mổ cần lưu ý điều gì?

bà bầu sinh mổ nên ăn gì

Sau khi sinh mổ, ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe nhé.

Trong vòng 6 tiếng sau sinh, mẹ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế ăn các món ăn chiên xào hay chế biến nhiều gia vị để tránh nặng bụng, táo bón.

Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi trong vòng 12 giờ sau khi mổ. Không nên ngồi nhiều hoặc vận động lúc này vì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tụt huyết áp.

Sang ngày thứ hai, khi cơ thể đã đỡ đau, mẹ có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng.

Mẹ nên cho em bé bú ngay khi được gặp con để tránh nguy cơ mất sữa.

Từ ngày thứ hai, mẹ đã có thể vệ sinh bằng cách lau người nhẹ nhàng với nước ấm. Mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn gì để con răng trắng môi đỏ xinh như thiên thần?

Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp mẹ đỡ đau hơn nằm ngửa.

Mẹ nên theo dõi tình hình tiểu tiện để kịp thời báo bác sĩ nếu phát hiện bất thường. Nếu sau khi sinh 12 tiếng mà mẹ vẫn chưa đi tiểu hoặc quá 3 ngày chưa đi đại tiện, sẽ có nguy cơ bị bí tiểu và táo bón.

Để sữa mẹ nhanh về, mẹ nên uống nhiều nước, có thể bổ sung các loại nước lợi sữa như sữa nóng, chè vằng, nước gạo lứt, nước lá đinh lăng, ngũ cốc lợi sữa.

Sinh mổ là cuộc vượt cạn đầy cam go và thử thách không kém gì sinh thường. Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều thời gian để vượt qua cơn đau và lấy lại sức khỏe. Bà bầu sinh mổ nên ăn gì? Hy vọng bài viết trên đã giúp cho các mẹ bầu có thêm thông tin trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng sau khi sinh mổ. Chúc các mẹ bầu sẽ vượt cạn thành công và tận hưởng khoảng thời gian sau sinh nhẹ nhàng và ý nghĩa nhé.

Phượng Ngô

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Cesarean Sections (C-Sections) https://kidshealth.org/en/parents/c-sections.html Truy cập ngày 21/05/2021 2. Cesarean Section https://medlineplus.gov/cesareansection.html Truy cập ngày 21/05/2021 3. C-section https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655 Truy cập ngày 21/05/2021 4. Cesarean Section https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/caesarean-section Truy cập ngày 21/05/2021 5. What can’t I eat when pregnant? https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/ Truy cập ngày 21/05/2021
x