Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 22/03/2022

Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?
Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh hay không còn tùy mức độ và sức khỏe của người mẹ. Cùng tìm hiểu ngay để có thể kịp thời chuẩn bị cho quá trình sinh nở mẹ nhé!

Bà bầu 37 tuần bụng căng cứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ khá cao. Vậy hiện tượng gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Hiện tượng bầu 37 tuần bụng căng cứng

Không cần chờ đến giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu đã bắt đầu bị căng cứng bụng từ những tuần đầu của tam cá nguyệt thứ 2. Hiện tượng này khá phổ biến và hoàn toàn không đáng lo như suy nghĩ của nhiều mẹ. Thậm chí, theo chuyên gia, bà bầu bị căng cứng bụng cũng có thể xem là dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt. Nguyên nhân là do khung xương thai nhi ngày càng phát triển, mỗi lần bé hoạt động đều có thể làm bụng của mẹ căng cứng. Đặc biệt, những mẹ có thân hình “mảnh mai” có thể từ khi bầu 37 tuần bụng căng cứng sớm hơn so với những mẹ hơi thừa cân.

bầu 37 tuần bụng căng cứng
Hiện tượng bà bầu 37 tuần bụng căng cứng

Bụng căng cứng trong những tuần cuối thai kỳ cũng có thể do táo bón. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp với sự phát triển của thai nhi là nguyên nhân chính gây táo bón khi mang thai. Uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp hạn chế bớt những khó chịu do táo bón mang lại.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi 37 tuần và sự phát triển của thai nhi

Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý những trường hợp bầu 37 tuần bụng căng cứng do tác động bên ngoài như xoa bụng quá nhiều, massage bầu ngực, đầu ti. Chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên xoa bụng hay massage ngực trong những tuần nhạy cảm, bởi có thể tạo nên những cơn co thắt chuyển dạ.

Bụng căng cứng có phải sắp sinh?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc gò bụng liên tục có phải sắp sinh hay không. Bụng căng cứng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý, nhất là khi bạn mang thai tuần 39 bụng căng cứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bà bầu bị căng cứng bụng đều như vậy. Mức độ, tần suất cơn gò cứng bụng cũng như các triệu chứng đi kèm cũng rất quan trọng. Nếu chỉ bị căng cứng bụng nhưng không đi kèm triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút…, bà bầu có thể yên tâm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Tuy nhiên, nếu bạn mang thai 39 tuần bụng căng cứng và tần suất của những cơn gò cứng bụng ngày càng dày hơn, cứ 5-10 phút xuất hiện 1 lần kèm theo ra máu, đau bụng có thể là “báo động” bé cưng đang muốn ra ngoài. Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng để đến bệnh viện ngay.

bầu 37 tuần bụng căng cứng
Thai 39 tuần bụng căng cứng là dấu hiệu sắp sinh hay chỉ là gò sinh lý?

Phân biệt giữa gò chuyển dạ và gò sinh lý

Nếu bạn bầu 37 tuần bụng căng cứng sẽ có hai khả năng là gò chuyển dạ hoặc những cơn gò sinh lý. Khá giống những cơn gò chuyển dạ, gò sinh lý Braxton hicks xuất hiện vào những tuần cuối thai kỳ cũng dễ gây nhiễu, làm mẹ bầu nhầm lẫn. Dưới đây là một số “đặc điểm nhận dạng” của cơn gò chuyển dạ và gò sinh lý, bà bầu có thể tham khảo:

  • Cơn gò chuyển dạ: Thường xuất hiện liên tục với cường độ mạnh và có nhịp điệu riêng. Những cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả khi bà bầu thay đổi tư thế.
  • Gò sinh lý: Không có nhịp điệu, tần suất nhất định. Hơn nữ, gò sinh lý Braxton hicks cũng không xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất chỉ 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần trong ngày. Đặc biệt, khi bà bầu thay đổi tư thế, những cơn gò cũng giảm dần.
Cơn gò tử cung
Rất nhiều mẹ nhầm lẫn giữa cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ

Dấu hiệu nhận biết cơn gò chuyển dạ

Một số dấu hiệu sắp sinh thường đi kèm với cơn gò chuyển dạ, mẹ bầu cần lưu ý:

1. Đau lưng, chuột rút

Do các cơ vùng chậu bị kéo căng hết mức để chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé. Càng về cuối thai kỳ, cảm giác đau sẽ càng nghiêm trọng, nhất là những cơn đau 2 bên háng.

2. Đau lưng dưới

Thai nhi càng phát triển, mẹ càng cảm thấy cơn đau lưng dưới xuất hiện nhiều hơn, do dây chằng cổ tử cung và xương chậu bị kéo giãn hết mức. Nếu cảm thấy đau lưng hơn mức bình thường, rất có thể là dấu hiệu bé cưng đòi ra ngoài.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày chính xác đến 99% mẹ bầu cần nắm rõ

3. Xuất hiện máu báo

Gần sinh, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Khi nút nhầy ở cổ tử cung bị bong ra, ở một số mẹ bầu sẽ kèm theo máu, hay còn gọi là “máu báo”. Nếu bầu 37 tuần bụng căng cứng thấy dấu hiệu này, nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi mẹ nhé!

4. Tiêu chảy

Trước khi bé cưng chào đời, hormone sinh nở trong cơ thể mẹ sẽ tác động làm tử cung co giãn, dẫn đến tiêu chảy. Mẹ bầu nên lưu ý, tránh uống sữa hoặc ăn thực phẩm nhiều đường, bởi sẽ làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.

bầu 37 tuần bụng căng cứng
Các dấu hiệu sắp sinh khi mang thai tuần 39 bụng căng cứng

Muốn biết tuần thai thứ 37 đến khi thai 40 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh không, mẹ bầu cần lưu ý mức độ cũng như tần suất căng bụng. Những triệu chứng đi kèm cũng rất quan trọng, nếu bụng căng cứng không đi kèm dấu hiệu bất thường nào, bà bầu cũng không cần lo, bởi đó chỉ là triệu chứng bình thường.

Tóm lại, nếu mẹ bầu 37 tuần bụng căng cứng và tần xuất các cơn gò xuất hiện liên tục cộng thêm các dấu hiệu chảy máu âm đạo, chuột rút… thì mẹ nên chuẩn bị đầy đủ và tới bệnh viện kịp thời nhé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Signs that labour has begun
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/
Truy cập ngày 21/3/2022

2. Labor and delivery, postpartum care
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/stages-of-labor
Truy cập ngày 21/3/2022

3. How to Tell When Labor Begins
https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-to-tell-when-labor-begins
Truy cập ngày 21/3/2022

4. Are You in Labor?
https://kidshealth.org/en/parents/true-labor.html
Truy cập ngày 21/3/2022

5. Braxton Hicks Contractions
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470546/
Truy cập ngày 21/3/2022

x