Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi gần đến ngày sinh, điều mẹ bầu quan tâm nhất là dấu hiệu con sắp chào đời. Trong số đó, “buồn đi đại tiện có phải sắp sinh” hay “bầu tháng cuối đi đại tiện nhiều” là những dấu hiệu chuyển dạ sinh nở khiến nhiều mẹ bầu trăn trở. Hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Sắp sinh là cụm từ thường được dùng để chỉ giai đoạn mẹ bầu đang bước vào giai đoạn chuyển dạ thực sự hay đôi khi, trong ngôn ngữ thông thường, ám chỉ khoảng thời gian sắp tới ngày dự sinh.
Chuyển dạ có thể được chia thành 3 thời điểm sau:
Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không? Mẹ có cảm giác buồn đại tiện vì giai đoạn này cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn về nội tiết như thay đổi tỉ lệ Estrogen-progesteron; gia tăng lượng prostalandin ảnh hưởng lên hoặt động của ruột, relaxin làm thư dãn các cơ vùng chậu; khi bước vào chuyển dạ sắp sinh sự xuống thấp của thai nhi trong khung chậu, đè ép lên ruột, trực tràng.
Một số nguyên nhân khác khiến mẹ buồn đi đại tiện không liên quan đến dấu hiệu sắp sinh như:
Như vậy, buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh không? Câu trả lời là có thể có.
Sau khi nắm được thời điểm chuyển dạ sắp sinh, vậy đâu là các dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh? Buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh? Dưới đây là các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ cần lưu tâm:
Cơn đau này diễn ra với cường độ và tần suất tăng dần và đều đặn hơn hẳn, khác với cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò chuyển dạ giả). Mẹ bầu sẽ rất dễ phân biệt cơn co thắt sinh lý với cơn co thắt chuyển dạ vì lý do này.
Vào những tháng cuối thai kỳ, em bé sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu cua thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của mẹ, đầu bé quay xuống phía dưới để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể diễn ra trước vài tuần, thậm chí vài giờ trước khi mẹ sinh thật, đặc biệt là trường hợp sinh con so.
Vỡ ối là dấu hiệu rõ nhất cho việc chuyển dạ sắp sinh. Cảm giác vỡ ối ở mỗi người sẽ khác nhau, mẹ sẽ cảm thấy một dòng nước chảy nhanh, mạnh và đột ngột tuôn ra từ âm đạo. Một số trường hợp dòng nước ối sẽ rỉ ra từ từ để báo hiệu sắp sinh.
Ở những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ giãn ra, mỏng dần để “dọn đường” cho em bé chào đời. Do đó, mẹ hãy thăm khám bác sĩ để kiểm ra tốc độ mở và độ giãn của cổ tử cung nhé.
>>Xem thêm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?
Nút nhầy cổ tử cung là một khối chất nhầy nằm ở lổ cổ tử cung có nhiệm vụ như một hàng rào bảo vệ, khi vào chuyển dạ có hiện tượng âm đạo tiết dịch nhầy hồng. Đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung để đón em bé chào đời.
Khi sắp sinh, mẹ sẽ bị chuột rút thường xuyên hơn, kèm với đó là cơn đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng.
Hormone relaxin giúp các dây chằng của mẹ mềm và giãn hơn. Các khớp xương chậy cũng linh hoạt và mở rộng hơn để giúp mẹ sinh dễ hơn.
>>Xem thêm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?
Sau khi đã biết buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh, mẹ hẳn rất tò mò nên chuẩn bị điều gì khi sắp sinh. Mẹ hãy tham khảo thực hiện theo những điều sau để chuẩn bị đón bé chào đời.
Việc ăn uống vô cùng quan trọng vì nó giúp mẹ đảm bảo năng lượng để chuẩn bị sinh con. Mẹ bầu nên lựa chọn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa, uống đủ nước và đảm bảo ăn uống đủ chất nhé.
Tuy nhiên, nếu thai kỳ có hay mẹ nghi có vấn đề bất thường thì tốt nhất hãy vào bệnh viện trước, việc ăn uống đôi khi có thể không an toàn cho những điều trị sau đó của bác sĩ.
Thư giãn, tập thở sẽ giúp mẹ giảm các cơn đau do co thắt, đồng thời cũng giúp mẹ dễ sinh hơn nữa đó.
Điều này sẽ khiến mẹ thư giãn, cảm thấy thỏa mái vì được giải tỏa bớt cơn đau. Hơn nữa, tinh thần và tâm trạng của mẹ cũng cải thiện đáng kể.
Nếu cơn đau sắp sinh vượt quá sức chịu đựng của mẹ, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong quá trình chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh này.
Ngoài ra, mẹ hãy thu xếp công việc, chuẩn bị đồ đạc, chọn cơ sở y tế uy tín, dịch vụ tốt để được chăm sóc trong thời gian chờ sinh.
Trên đây là giải đáp của MarryBaby về thắc mắc buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh. Hy vọng mẹ bầu đã gỡ rối được những băn khoăn tương tự như nguyên nhân bầu tháng cuối đi đại tiện nhiều cũng như các dấu hiệu sắp sinh và hành trang chuẩn bị “đi đẻ” cho mẹ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Am I in labor?
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000508.htm
Truy cập ngày 08/12/2022
2. Pregnancy – labour
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-labour
Truy cập ngày 08/12/2022
3. Restrooms and Sanitation Requirements
https://www.osha.gov/restrooms-sanitation
Truy cập ngày 08/12/2022
4. Fecal (Bowel) Incontinence
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14574-fecal-bowel-incontinence
Truy cập ngày 08/12/2022
5. Enemas during labour
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD000330.pub3/full
Truy cập ngày 08/12/2022