Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 29/11/2024

5 cách giảm đau khi chuyển dạ, Mẹ cần biết để vượt cạn dễ dàng

5 cách giảm đau khi chuyển dạ, Mẹ cần biết để vượt cạn dễ dàng
Việc áp dụng các cách giảm đau khi chuyển dạ đóng vai trò quan trọng giúp mẹ kiểm soát các cơn đau và “vượt cạn” thuận lợi hơn.

Có thể nói, mang thai và sinh con là bản năng nhưng cũng là nỗi sợ của không ít phụ nữ. Hơn nữa, quá trình “vượt cạn” không chỉ khiến mẹ bầu đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, MarryBaby sẽ cùng mẹ trang bị kiến thức về các phương pháp giảm đau khi sinh nhé.

5 cách giảm đau khi chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ sinh con có thể gây đau đớn nên mẹ bầu cần tìm hiểu những phương pháp phù hợp có thể giúp mẹ kiểm soát cơn đau, đặc biệt là khi sinh thường. Dưới đây là 5 cách giảm đau khi chuyển dạ thường được áp dụng:

1. Sử dụng Entonox – Gây tê bằng khí cười

Entonox là một hỗn hợp gồm khí oxy và nitơ oxit. Khi mẹ bầu chuyển dạ, các bác sĩ sẽ cho hít hỗn hợp khí Entonox qua mặt nạ hoặc ngậm một ống dẫn mà có thể tự giữ bằng tay.

Phương pháp này sẽ mang lại tác dụng giảm đau sau khoảng 15 – 20 giây sau khi mẹ bầu hít vào. Phương pháp giảm đau khi chuyển dạ bằng cách này sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ hít thở chậm và sâu.

Tác dụng phụ:

  • Có thể khiến miệng bị khô.
  • Gây nên các cơn co thắt cơ.
  • Có thể làm cho mẹ cảm thấy lâng lâng.
  • Một số trường hợp sản phụ sẽ cảm thấy buồn nôn, buồn ngủ hoặc không thể tập trung rặn đẻ.

2. Cách giảm đau khi chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng

Theo ước tính của Trường Y Yale, khoảng 70-75% phụ nữ sinh con sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, đây là phương pháp gây tê phổ biến nhất và hiệu quả nhất để giảm đau trong quá trình chuyển dạ.

Đây là phương pháp tiêm thuốc gây tê cục bộ vào cột sống của mẹ bầu. Từ đó làm tê liệt các dây thần kinh truyền cảm giác đau từ tử cung đến não. Mẹ có thể yên tâm vì đây là phương pháp rất phổ biến và là lựa chọn giảm đau hiệu quả khi chuyển dạ.

Tác dụng phụ:

  • Mẹ sẽ cảm thấy phần từ thắt lưng trở xuống chân trở nên nặng nề.
  • Có thể mất kiểm soát bàng quang, ngứa da, buồn nôn, đau đầu, nhiễm trùng và tổn thương thần kinh.
  • Các rủi ro nghiêm trọng như: hạ huyết áp, hình thành cục máu đông bên trong cột sống và tổn thương thần kinh rất hiếm gặp.
  • Cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu
    Gây tê ngoài màng cứng là một cách thông dụng để giảm đau khi chuyển dạ.

    3. Tiêm thuốc giảm đau Pethidine

    Việc tiêm thuốc Pethidine vào đùi hoặc mông sản phụ là một trong những cách giảm đau khi chuyển dạ. Sau khi tiêm sẽ mất khoảng 20 phút để thuốc phát huy tác dụng.

    Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ kéo dài từ 2 – 4 tiếng nên không được khuyến khích sử dụng khi mẹ sắp chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ sinh con.

    Tác dụng phụ:

    • Thuốc có thể khiến một số mẹ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và đãng trí.
    • Nếu tiêm thuốc Pethidine hoặc Diamorphine quá gần thời điểm sinh có thể gây ức chế hô hấp cho em bé.
    • Những loại thuốc này có thể gây trở ngại khi mẹ cho bé bú lần đầu tiên sau sinh.

    4. Máy giảm đau TENS

    Máy TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation) là thiết bị sử dụng các xung điện nhỏ để kích thích dây thần kinh qua da. Máy sẽ được gắn vào lưng của mẹ bầu bằng các miếng dính.

    Thiết bị này phát ra các xung điện cực nhỏ để chặn các tín hiệu về cảm giác đau từ cơ thể đến não bộ. Đồng thời, máy TENS còn dùng để kích hoạt giải phóng endorphin, một chất giảm đau của cho mẹ bầu.

    Tác dụng phụ:

    • Hầu hết mọi người đều an toàn và không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
    • Tuy nhiên, mẹ có thể gặp các tình trạng nhẹ như cảm giác ù tai, ngứa ran, hoặc dị ứng với miếng dán.

    5. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Áp dụng thủy liệu pháp

    Một số mẹ bầu chia sẻ rằng việc ngâm mình trong bồn nước ấm khi quá trình chuyển dạ diễn ra có tác dụng xoa dịu cơ thể và giảm đau. Nguyên nhân là khi ngâm mình trong nước ấm, cơ thể mẹ được thư giãn, từ đó giảm cảm giác đau.

    Để chắc chắn thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem mình có phù hợp với phương pháp giảm đau này hay không. Lưu ý là khi ngâm mình trong nước, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ nước dễ chịu và không quá 37,5 độ C, để vòi nước xa âm đạo, tránh tạo áp lực đẩy nước vào bên trong âm đạo – tử cung.

    Lưu ý về cách giảm đau khi chuyển dạ trong trường hợp mẹ bầu sinh con dưới nước:

  • Không thể sử dụng máy TENS để giảm đau.
  • Không được dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, chẳng hạn như Pethidine hoặc gây tê ngoài màng cứng.
  • Đối với phương pháp áp dụng thủy liệu pháp, mẹ bầu nên có kế hoạch chuẩn bị cẩn thận từ trước, phải tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ càng.

    Ngoài những phương pháp phổ biến trên, việc tham gia các lớp tiền sản hoặc tập yoga cho mẹ bầu cũng có thể giúp mẹ kiểm soát cơn đau vô cùng hữu hiệu.

    Bạn có thể quan tâm:

    Một số cách giảm đau khi chuyển dạ không dùng thuốc

    1. Thư giãn: Khi sợ đau, cơ thể mẹ sẽ căng lên và làm cơn đau tồi tệ hơn. Điều quan trọng nhất mẹ nên làm để có thể bớt đau là để tâm trí thật thư giãn và nhớ phải hít thở nhé.
    2. Chọn tư thế thoải mái: Mẹ bầu có thể di chuyển xung quanh để tìm tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Đó có thể là quỳ gối, đi bộ xung quanh hoặc lắc người về phía trước và phía sau, ngồi xổm…
    3. Dùng túi chườm ấm: Việc ôm bình nước ấm hoặc chườm túi ấm có thể giúp mẹ giảm cơn đau đẻ, đau chân và đau lưng đấy.
    4. Mát-xa: Mẹ có thể nhờ người thân mát-xa cơ thể nhẹ nhàng trong khi chuyển dạ. Song không nên xoa bóp mạnh ở vùng bụng vì thai nhi đang ở bên trong.
    5. Liệu pháp mùi hương: Trong khi tắm, mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu vào nước và tận hưởng hương thơm trong bồn nước ấm, thả lỏng cơ thể để phần nào quên đi cơn đau.

    Bất kể giảm đau trong khi chuyển dạ có dùng thuốc hay không, mẹ lưu ý rằng hầu hết các kỹ thuật này đều không thể mang lại hiệu quả giảm đau tuyệt đối đâu nhé.

    Cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu
    Hít thở đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cơn đau chuyển dạ ở các mẹ bầu.

    Các câu hỏi thường gặp

    Các tư thế giảm đau khi chuyển dạ?

    • Đứng hoặc đi bộ: Các tư thế này không chỉ giảm đau mà còn thúc đẩy chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.
    • Lắc lư: Các chuyển động nhịp nhàng có thể giúp xoa dịu cơn đau khi chuyển dạ. Mẹ có thể ngồi trên một chiếc ghế, mép giường hoặc bóng cao su.
    • Nghiêng về phía trước: Nếu mẹ bầu bị đau lưng trong khi chuyển dạ, việc nghiêng người về phía trước có thể giúp mẹ thấy đỡ hơn.
    • Quỳ gối: Quỳ gối trong khi nghiêng người về phía trước có thể giúp mở xương chậu và dịu đi cơn đau của mẹ.
    • Ngồi xổm: Tư thế này giúp mở xương chậu và giúp mẹ rặn hiệu quả hơn khi lâm bồn.

    Chuyển dạ đau như thế nào?

    Đau khi chuyển dạ là một cơn co thắt, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc căng cơ ở vùng xương chậu. Cơn đau này sẽ ngày càng tăng dần và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

    Kết luận

    Bất kỳ cách giảm đau khi chuyển dạ nào cũng sẽ có mặt lợi và mặt hại, hay chính xác hơn là tính phù hợp đối với từng cá nhân. Chính vì vậy mà mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được phương pháp giảm đau khi chuyển dạ phù hợp và an toàn.

    Bạn có thể quan tâm:

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Pain relief in labour and birth

    https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/pain-relief

    Ngày truy cập: 27/11/2024

    Pain relief in labour

    https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/pain-relief-in-labour/

    Ngày truy cập: 27/11/2024

    Medications for Pain Relief During Labor and Delivery

    https://www.acog.org/womens-health/faqs/medications-for-pain-relief-during-labor-and-delivery

    Ngày truy cập: 27/11/2024

    Pain relief in labour

    https://www.nct.org.uk/information/labour-birth/pain-labour/pain-relief-labour

    Ngày truy cập: 27/11/2024

    Managing pain in labour

    https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/labour-birth/managing-pain-in-labour

    Ngày truy cập: 27/11/2024

    The Effect of Pethidine Analgesia on Labor Duration and Maternal-Fetal Outcomes

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8182611

    Ngày truy cập: 27/11/2024

    x