Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/01/2022

Làm gì để tử cung mở nhanh mẹ đã biết cách chưa?

Làm gì để tử cung mở nhanh mẹ đã biết cách chưa?
Cách làm cổ tử cung mở nhanh, sinh con "vèo vèo" từ mẹo dân gian kể ra cũng cả tá chứ không ít. Nhưng phương pháp khoa học như 10 tư thế đứng, ngồi, quỳ dưới đây thì không phải ai cũng biết.

Làm gì để tử cung mở nhanh? Cổ tử cung mở nhanh giúp mẹ chuyển dạ “tốc hành” hơn đồng thời không phải chịu đau đớn từ những cơn gò dồn dập. 10 tư thế thực hiện trong phòng sinh dưới đây giúp mẹ dễ dàng hiện thực hóa mong ước này!

Cổ tử cung và những điều mẹ cần biết!

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ là nơi để trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển. Vì thế, tử cung cũng thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Chiều dài tử cung khi mang thai có thể thay đổi mà không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác là nhờ tính đàn hồi của các cơ thành bụng. Bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thích ứng tốt với vị trí mới khi bị tử cung đẩy ra. Nhờ đặc tính này mà thai nhi có thể lớn và phát triển trong bụng mẹ.

Quá trình cổ tử cung mở thường diễn ra theo 4 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn mới chuyển dạ mở 0-3 cm.
  • Giai đoạn chuyển dạ nhanh mở 4-7 cm.
  • Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp mở 8-10 cm.
  • Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó là em bé chào đời.

Làm gì để tử cung mở nhanh? 10 tư thế giúp mở tử cung

1. Đứng thẳng, lấy chồng làm điểm tựa

Ngay khi có những dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên, mẹ cần thông báo ngay với ông xã và tức tốc đến bệnh viện. Nằm trong phòng chờ sinh, khi cơn đau bắt đầu đến nhiều hơn, mẹ nên đứng thẳng hết sức có thể.

Tư thế này giúp làm giảm cường độ các cơn gò, mẹ sẽ bớt đau hơn. Đừng quên nhờ chồng làm điểm tựa. Mẹ có thể dựa vào chồng trong tư thế đứng thẳng, hai tay vòng qua cổ chồng/người thân. Nếu quá đau, mẹ có thể đung đưa người nhẹ nhàng như các động tác khiêu vũ đôi sau đó nhờ chồng xoa bóp vùng lưng. Vợ mang thai 9 tháng 10 ngày, chồng sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì vợ nhờ!

2. Làm gì để tử cung mở nhanh? Ngồi lắc lư

cách làm tử cung mở nhanh
Làm gì để tử cung mở nhanh? Ngồi lắc lư.

Đây là một đông tác được nhiều chuyên gia sản khoa trên thế giới khuyến khích vì nhờ việc cử động đều đặn thay vì nằm yên tại chỗ sẽ làm giảm cơn gò cổ tử cung.

Cách thực hiện khá đơn giản: mẹ ngồi lên ghế hoặc giường, hai chân chạm xuống đất rồi lắc lư người sang hai bên một cách nhẹ nhàng.

3. Thực hiện tư thế squat

Tư thế squat có thể giúp rút ngắn thời gian trở dạ, chờ đợi cửa mình mở đủ để sinh thường. Squat làm cho phần xương đùi mở rộng, hoạt động như đòn bẩy tác động đến xương chậu.

Mẹ bầu có thể mở rộng vùng chậu từ 20-30%. Tư thế này cũng giúp tăng lượng oxy đưa đến tử cung và thai nhi. Nó giúp giãn cổ tử cung, giảm đau, hạn chế việc mở to tầng sinh môn hoặc nguy cơ phải mổ lấy thai, giảm áp lực lên bé yêu. Do đó, quá trình trở dạ và sinh con được thúc đẩy nhanh hơn.

4. Làm gì để tử cung mở nhanh? Đứng gác chân lên ghế

Động tác này giúp thai nhi xoay đúng vị trí để gặp mẹ nhanh hơn. Mẹ nên chọn một chiếc ghế có độ cao vừa phải sau đó đứng thẳng. Mẹ cũng có thể nghiêng người một chút về phía trước, nâng cao chân và đặt lên ghế.

Mẹ cần đảm bảo an toàn bằng cách đứng thật vững trên chân còn lại. Trong khi thực hiện, mẹ hãy đổi chân liên tục để giảm đau đều ở các bên.

5. Ngồi gác một chân

Tư thế này đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc phải đứng gác chân. Chuẩn bị 2 cái ghế, một để mẹ ngồi, một để gác chân.

Mẹ ngồi thẳng trên ghế rồi gác chân lên một chiếc ghế còn lại. Có thể thay thế bằng bục kê chân. Cách này vừa giúp mẹ giảm đau vừa giảm bớt sự khó chịu ở chân do máu được lưu thông đều đặn.

6. Làm gì để tử cung mở nhanh? Ôm bóng quỳ gối

Tư thế này cần sự trợ giúp của một vật dụng là một quả bóng to, mềm. Và nếu sinh ở bệnh viện công, mẹ nên chọn phòng sinh gia đình để dễ dàng thực hiện điều này.

Ngồi trong tư thế quỳ, hai chân dang ra hai bên, tay vắt qua trái bóng, đầu cúi xuống, tỳ ngực vào bóng. Tư thế này giúp khung xương chậu mở nhanh hơn, phần lưng của mẹ sẽ được thư giãn còn đôi tay và phần trên được “nghỉ ngơi” trên trái bóng.

7. Ngồi xổm

Suốt 40 tuần thai mẹ cần quên ngay đi chuyện ngồi xổm nhưng trong lúc chuyển dạ, đây lại là trợ thủ đắc lực giúp khung xương chậu mở rộng hơn. Lưu ý khi thực hiện mẹ nên làm từ từ, hai tay bám vào thành ghế hoặc thành giường rồi ngồi xuống nhẹ nhàng.

8. Làm gì để tử cung mở nhanh? Tựa lưng vào tường

Vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần ngồi xuống, tựa lưng vào tường và có thể kê thêm một chiếc gối đằng sau, để giảm các cơn đau lưng. Nếu xuất hiện các cơn co thắt nên co, duỗi chân để thấy thoải mái hơn.

Làm gì để tử cung mở nhanh? Quỳ bò

9. Quỳ bò

Cách này tốt hơn cần có sự hỗ trợ từ bệnh viện bởi mẹ cần thực hiện nó trên sàn nhà trải thảm hoặc giường, tránh luyện tập ở những mặt phẳng cứng, có thể làm cho chân tay mẹ bị xước xát. Tư thế này sẽ giúp thai nhi tiếp nhận thêm nhiều oxy trong quá trình “vượt cạn”.

10. Làm gì để tử cung mở nhanh? Nằm nghiêng về một bên

Thời điểm cơn co thắt mới chỉ bắt đầu, mẹ nên nằm nghiêng nghỉ ngơi một lúc trên giường giữa từng đợt gò. Khi nằm, hãy kê gối vào giữa hai chân để cơ thể thoải mái nhất. Với tư thế này, vùng lưng không phải chịu nhiều áp lực và quá trình vận chuyển dinh dưỡng, oxy tới thai nhi là nhiều nhất.

Với 10 cách làm gì để tử cung mở nhanh này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn cho mình một tư thế phù hợp nhất với sức khỏe và không gian phòng sinh. Chúc các mẹ thành công nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 5 Easy Tips You Need to Know for a Normal Delivery

https://www.sitarambhartia.org/blog/maternity/easy-tips-normal-delivery-2/

Truy cập ngày 21/01/2022

2. 5 tips on natural childbirth from an Ob/Gyn who experienced it

https://utswmed.org/medblog/5-tips-natural-childbirth/

Truy cập ngày 21/01/2022

3. 5 positive ways to prepare for labour

https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/5-positive-ways-prepare-labour

Truy cập ngày 21/01/2022

4. Dealing With Pain During Childbirth

https://kidshealth.org/en/parents/childbirth-pain.html

Truy cập ngày 21/01/2022

5. Labor and delivery, postpartum care.

http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/stages-of-labor/art-20046545?pg=2

Truy cập ngày 21/01/2022

x