Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mỗi thời điểm xuất hiện các cơn co bóp tử cung trong thai kỳ đều mang một ý nghĩa cảnh báo khác nhau. Khi các cơn co bóp tử cung diễn ra, nhiều người lo lắng vì sợ điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy các cơn co bóp tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? Khi nào thì các cơn co tử cung là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu tâm?
Như bạn đã biết, các cơn co bóp tử cung có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn có thể không cảm nhận rõ rệt hiện tượng này cho đến khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3.
Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm nhận về cơn đau co bóp tử cung khác nhau. Có người cảm thấy, cơn co bóp đau ở bụng dưới như khi bị hành kinh. Cũng có người cảm nhận, cơn co bóp tử cung gây đau lưng dưới âm ỉ không dứt hoặc đau nhức ở má đùi trong (háng).
Khi cơn co bóp tử cung diễn ra, nếu đặt tay lên bụng, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng trở nên cứng hơn. Sau đó, bụng sẽ mềm ra khi cơn co bóp kết thúc. Mẹ bầu có thể tưởng tượng hiện tượng này giống như một cơn sóng khi các cơ co bóp từ đỉnh tử cung rồi di chuyển dần dần xuống phía dưới.
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Về cơ bản, các cơn co bóp tử cung không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các cơn co bóp tử cung được chia thành hai loại gồm cơn co bóp chuyển dạ (Labor contractions) và cơn co bóp sinh lý (Braxton-Hicks contractions).
Vào tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3, thỉnh thoảng, mẹ bầu có thể thấy các cơn co bóp sinh lý xuất hiện. Đây chỉ là hiện tượng bình thường trong thai kỳ để giúp cơ thể mẹ bầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.
Khi đến giai đoạn chuyển dạ thực sự, các cơn co bóp tử cung sẽ xuất hiện với cường độ nhất định, diễn ra dồn dập và cường độ đau tăng dần. Hiện tượng này xuất hiện trong giai đoạn đầu chuyển dạ để giúp đẩy thai nhi di chuyển xuống phía dưới ống sinh, giúp cổ tử cung chín muồi và giãn mở để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời.
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là điều nguy hiểm?
Thông thường, hiện tượng co bóp tử cung sinh lý xảy ra không có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37 của thai kỳ nếu xuất hiện cơn co bóp tử cung liên tục kèm các dấu hiệu sinh non thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Dưới đây là các dấu hiệu sinh non bạn nên lưu ý:
Như vậy, các cơn co bóp tử cung sinh lý không có gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy các cơn co bóp tử cung chuyển dạ trước tuần 37 của thai kỳ kèm các dấu hiệu sinh non thì nên đến bệnh viện ngay. Vì nếu chuyển dạ khi thai nhi còn quá nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Để phân biệt được cơn đau bụng chuyển dạ sinh lý và chuyển dạ sắp sinh; bạn có thể tìm hiểu thêm đau bụng chuyển dạ như thế nào và những dấu hiệu sắp sinh trên website MarryBaby nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Giving birth – contractions
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/giving-birth-contractions
Truy cập ngày 03/07/2024
2. Braxton Hicks Contractions
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470546/
Truy cập ngày 03/07/2024
3. False alarm: Braxton Hicks contractions vs. true labor
https://utswmed.org/medblog/braxton-hicks-contractions/
Truy cập ngày 03/07/2024
4. Braxton Hicks Contractions
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22965-braxton-hicks
Truy cập ngày 03/07/2024
5. Recognizing Premature Labor
https://www.ucsfhealth.org/education/recognizing-premature-labor
Truy cập ngày 03/07/2024
6. Preterm labor
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preterm-labor/symptoms-causes/syc-20376842
Truy cập ngày 03/07/2024