Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dù đã được nghe, được xem, được đọc những miêu tả trần trụi về cơn đau đẻ nhưng phải đến lúc thực sự trải qua mẹ mới được coi là cảm nhận hết được cơn đau khủng khiếp ấy. Cùng với kinh nghiệm dân gian thì lời khuyên của bác sĩ sản khoa để đẻ thường siêu nhanh sẽ giúp ích chị em rất nhiều trong lần sắp vỡ chum tới.
Mang thai lần đầu là lúc mẹ hồi hộp và lo lắng nhất. “Không cơn đau khủng khiếp gì bằng đau đẻ” càng khiến mẹ sợ phòng sinh hơn bao giờ hết. Thần dược được các mẹ truyền tai nhau và cũng được nhiều lời khuyên từ bác sĩ chính là thực phẩm. Tích cực ăn 5 thực phẩm dưới đây đúng thời điểm sẽ giúp mẹ đẻ không đau.
Thơm (dứa) có chứa chất bromelain giúp cổ tử cung mềm hơn. Đây là thực phẩm vàng từ thiên nhiên giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và thực sự giảm đau đớn cho mẹ trong những lần đau gò liên tục.
Thời điểm thích hợp nhất để ăn thơm là khi bước vào tuần thứ 39 của thai kỳ. Mẹ có thể ăn trực tiếp, uống nước ép dứa, các món ăn kết hợp cùng dứa… Lưu ý mẹ bầu chỉ ăn dứa khi đã được gọt sạch vỏ và các mắt để tránh ngộ độc. Không ăn quá nhiều dứa trong một ngày để không bị tiêu chảy. Bà bầu mắc bệnh dạ dày không nên ăn dứa.
Vừng (mè) đen chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, a-xít folic. Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, mẹ có thể ăn 3 chén/ngày. Theo dân gian đây là mẹo giúp chuyển dạ nhanh và sinh không đau. Mẹ có thể ăn chè nóng cùng với một chéo quẩy hoặc nấu cùng bột sắn dây.
Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đâu chuyển da sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, chỉ cần “rặn đúng” một vài lần là mẹ gặp bé yêu.
Cách nấu lá tía tô: Rửa sạch, để ráo nước một nắm lá tía tô. Đun nước sôi, cho nắm lá vào đun khoảng 5 phút. Đun càng đặc thì càng đạt hiểu quả cao. Mẹ uống khi bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên.
Các bác sĩ cũng đồng ý với kinh nghiệm dân gian về việc vào những tuần cuối cùng khi sắp vượt cản, mẹ nên các món từ rau lang để giúp tử cung mềm hơn. Rau lang xào tỏi vừa thơm ngon lại giúp mẹ sinh đẻ không hề đau đớn. Không tin cứ thử mẹ nhé!
Tuần cuối trước ngày dự sinh mẹ nên ăn các món được chế biến từ các tím như: Cà tím bung thịt, cà tím xào, canh cà tím…. Kết hợp ăn rau lang và cà tím xen kẽ để công cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng vì tử cung của mẹ co giãn đã rất tốt rồi.
Đẻ thường siêu nhanh, không bị rạch tầng sinh môn quá nhiều không phải là không có cách. Vượt cạn dễ dàng nhờ ăn đúng món, mẹ đừng quên tham khảo kinh nghiệm dân gian và các mẹ đi trước nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.