Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực phẩm mà mẹ tiêu thụ cũng góp phần vào sự thành công trong “hành trình vượt cạn” của mẹ đó. Do vậy, “gần ngày sinh không nên ăn gì” là điều mẹ nên nắm rõ. Cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm hiểu gần ngày sinh không nên ăn gì, cũng tốt nếu mẹ biết chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ cho quá trình vượt cạn thành công. Do đó, gần ngày sinh mẹ nên dùng các thực phẩm dưới đây.
Gần ngày sinh cũng là lúc thai nhi phát triển mạnh nên tạo áp lực lên bụng của mẹ, khiến mẹ dễ bị táo bón. Do đó, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ mẹ có thể tham khảo như: rau củ màu xanh đậm, cà rốt, súp lơ, gạo lứt, khoai lang, ngô,…
Thiếu sắt sẽ khiến mẹ mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch, thể trạng suy yếu khiến mẹ có nguy cơ khó sinh hơn. Ngoài ra, bổ sung sắt còn giúp mẹ phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu hụt sắt trong cơ thể sau sinh.
Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cho mẹ tham khảo gồm: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt gà, cá hồi, hạt bí ngô, socola đen, cải bó xôi,…
Vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ đến khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết cho mẹ tăng lên đến 1,500mg/ngày. Nếu không cấp đủ lượng canxi, mẹ bầu sẽ dễ mệt mỏi, tê chân, tệ hơn là nguy cơ loãng xương.
Một số thực phẩm chứa nhiều canxi cho mẹ tham khảo là: các loại cá, tôm, cua, sò hoặc các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây.
Axit folic sẽ giúp mẹ giảm rủi ro sinh con bị dị tật bẩm sinh. Mẹ cần bổ sung 600 đến 1,000 microgam folate hoặc axit folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic để mẹ tham khảo là rau có màu xanh đậm, măng tây, bơ, lòng đỏ trứng,…
>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai
Gần ngày sinh, nếu mẹ bị thiếu DHA, mẹ sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật. Những thực phẩm giàu DHA mẹ bầu có thể tham khảo như cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa tươi, bí ngô,…
Protein đặc biệt cần thiết trong giai đoạn gần ngày sinh vì nó sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng để sẵn sàng lên bàn sinh. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein mà mẹ bầu có thể tham khảo như sữa, bí đỏ, thịt, cá, hải sản,…
>>Bạn có thể quan tâm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?
Biết các loại thực phẩm nên ăn gần ngày sinh rồi, nhưng liệu mẹ đã biết gần ngày sinh không nên ăn gì chưa? Cùng MarryBaby tìm hiểu “danh sách đen” thực phẩm không nên tiêu thụ khi sắp đến ngày sinh mẹ nhé.
Các loại thực phẩm có độ chua cao như cam, chanh hay thực phẩm lên men như dưa muối có thể gây đau bụng hoặc cảm giác nóng rát cho mẹ, nhất là trong trường hợp mẹ nôn sau khi ăn. Hiện tượng nôn trong những ngày gần sinh là do sự phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ khiến tử cung chèn lên hệ tiêu hóa.
Câu trả lời tiếp theo cho băn khoăn gần ngày sinh không nên ăn gì là thực phẩm nhiều đường. Thực phẩm chứa nhiều đường có thể giúp mẹ tiếp lại năng lượng nhanh chóng nhưng đồng thời cũng khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn khi nguồn năng lượng cần thiết đạt đến đỉnh điểm. Ngoài ra, nếu mẹ tiêu thụ loại thức ăn này gần ngày sinh, mẹ sẽ bị mất ngủ trầm trọng. Do đó, mẹ nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo như bánh rán, bánh ngọt…
Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ sắp sinh, ăn nhiều đồ cay có thể khiến mẹ bị tiêu chảy. Ngoài ra, bà bầu ăn cay bị nóng có thể dẫn đến các cơn khó thở, co thắt ở bụng cho mẹ.
Gần ngày sinh cũng là lúc cơ thể mẹ sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để đối phó với các cơn co thắt do chuyển dạ. Vì thế, mẹ không nên để hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức thêm nữa khi phải tiêu hóa lượng lớn thức ăn khó tiêu.
Mẹ không nên ép bản thân ăn bất cứ món gì mình không thích, cho dù đó là thực phẩm được bác sĩ xác nhận phù hợp với thể trạng của mẹ. Ở những ngày gần sinh, việc giữ tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn.
Việc bổ sung nước cho quá trình chuyển dạ là cần thiết, nhưng tuyệt đối không được uống nước tăng lực hoặc cà phê mẹ nhé. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu mẹ tiêu thụ nhiều cafeine sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật cao hơn bình thường. Ngoài ra, lượng cafeine quá cao còn ảnh hưởng đến nhịp tim của con và huyết áp của mẹ.
>>Bạn có thể quan tâm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?
Biết gần ngày sinh không nên ăn gì chỉ là một phần giúp mẹ dễ sinh, vậy mẹ cần lưu tâm điều gì để dễ sinh hơn?
Theo các chuyên gia sản khoa, nếu thai kỳ khỏe mạnh thì sinh thường vẫn tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, trừ trường hợp không thể sinh thường thì mẹ mới được sinh mổ. Để dễ sinh, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
Ăn gì dễ đẻ là thắc mắc của nhiều mẹ. Chế độ ăn uống vô cùng cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho mẹ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những ngày gần sinh.
Việc giữ cho tâm trạng thoải mái, hạn chế tối đa căng thẳng sẽ giúp mẹ “vượt cạn” dễ dàng hơn. Mẹ có thể giảm căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc…
Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn gần ngày sinh, cơ thể của mẹ hẳn đã rất nặng nhọc vì bụng ngày càng to, dẫn đến nhức mỏi, ê ẩm khắp người. Tuy nhiên, nếu muốn dễ sinh, mẹ cần luyện tập thể dục hoặc tập yoga nhẹ nhàng để giúp xương chậu giãn nở, sức khỏe dẻo dai, bền bỉ.
Hít thở đúng cách chưa bao giờ tự nhiên dễ dàng. Mẹ nên tập hít thở đúng để cung cấp oxy cho bé trong giai đoạn chuyển dạ. Đây cũng là một yếu tố góp phần khiến mẹ dễ sinh hơn đấy.
Mẹ bầu bị thừa cân dễ dẫn đến nhiều biến chứng trong việc sinh con khiến mẹ không sinh thường dễ dàng mà phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Việc sinh nở của mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu có sự hỗ trợ về mặt tinh thần của chồng và người thân trong gia đình. Điều này cũng giúp mẹ giảm nhiều căng thẳng trong quá trình sinh con.
>>Bạn có thể quan tâm: 7 điều chồng nên làm khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ
Tìm kiếm các bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và bệnh viên uy tín có cơ sở vật chất tốt cũng là một yếu tố giúp mẹ dễ sinh hơn bên cạnh băn khoăn gần ngày sinh không nên ăn gì.
Massage nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp mẹ dễ sinh thường hơn. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhất, mẹ có thể tham khảo các dịch vụ massage cho bà bầu uy tín nhé.
Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn gần sinh. Do đó, mẹ muốn sinh thường thì cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Mẹ bầu sẽ cần từ 2-2,5 nước mỗi ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ.
Ngâm mình trong nước ấm ngoài tác dụng giúp mẹ dễ sinh hơn còn giúp mẹ giảm cơn đau do chuyển dạ và căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ không nên ngâm nước quá nóng vì sẽ gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp khẩn cấp gây ra do tắm nước nóng, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.
>>Bạn có thể quan tâm: Chuyện không thể xem nhẹ: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Mẹ bầu thường có xu hướng nghe lại kinh nghiệm sinh nở từ những người đi trước để “phủ lấp” nỗi lo vô hình khi đi đẻ của mình. Tuy nhiên, chuyện sinh nở của mỗi người không ai giống ai hoàn toàn. Vì thế, để tránh bất an, lo âu, căng thẳng không đáng có, mẹ không nên nghe những câu chuyện truyền miệng này.
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về việc “gần ngày sinh không nên ăn gì” và các lưu ý giúp mẹ dễ sinh hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ an tâm hơn và “vượt cạn” an toàn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1, Less-Restrictive Food Intake During Labor in Low-Risk Singleton Pregnancies: A Systematic Review and Meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28178059/
Truy cập ngày 04/10/2022
2. PURLs: Let low-risk moms eat during labor?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6001899/
Truy cập ngày 04/10/2022
3. Most healthy women would benefit from light meal during labor
https://www.asahq.org/about-asa/newsroom/news-releases/2015/11/eating-a-light-meal-during-labor
Truy cập ngày 04/10/2022
4. Restricting oral fluid and food intake during labour
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD003930.pub2/full
Truy cập ngày 04/10/2022
5. Approaches to Limit Intervention During Labor and Birth
Truy cập ngày 04/10/2022