Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/03/2024

Gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Nhận biết về cơn gò tử cung

Gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Nhận biết về cơn gò tử cung
Khi mang thai lần đầu, bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc, đặc biệt là sự xuất hiện của các cơn gò bụng khiến bạn lại càng thêm lo lắng.

Cơn gò bụng là hiện tượng gì khi mang thai? Xuất hiện các cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh không? Cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng cơn gò bụng (cơn gò tử cung) là gì?

Cơn gò bụng là gì? Các cơn gò bụng thực tế chính là các cơn co thắt tử cung khi mang thai. Cơn gò tử cung xuất hiện trong chuyển dạ là hiện tượng các cơ trong tử cung co thắt lại và sau đó giãn ra để làm mở cổ tử cung, giúp em bé di chuyển xuống ống sinh, hỗ trợ đẩy em bé ra ngoài.

Các cơn co thắt tử cung có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn sẽ khó có thể cảm nhận được chúng sớm trong thai kỳ. Bạn chỉ có thể cảm nhận rõ khi các cơn co thắt này trở nên mạnh hơn, đều đặn hơn và có cảm giác đau khi chuyển dạ.

Hiện tượng gò tử cung khi mang thai được chia thành 2 loại và được phân biệt như sau:

Cơn gò tử cung chuyển dạ Cơn gò sinh lý – Chuyển dạ giả (Braxton Hicks)
Mức độ nguy hiểm Quá trình chuyển dạ thực sự xảy ra, gây thay đổi độ mở cổ tử cung và tiến triển ngôi thai, cần nhập viện để chờ sinh. Không phải là chuyển dạ thực sự, không làm thay đổi cổ tử cung. Đây là cách cơ thể hay tử cung bạn luyện tập dần cho ngày lâm bồn
Mức độ cơn đau Các cơn co thắt thường mạnh hơn, đau hơn và tăng lên về cường độ đau. Cảm giác căng chặt tử cung, cơn đau lan ra từ lưng đến bụng, sờ thấy bụng gò cứng. Bạn thường thấy bụng căng lên nhưng không thấy đau, đôi khi đau nhẹ nhưng sẽ hết khi thay đổi tư thế.
Thời gian cơn gò kéo dài Kéo dài từ 30 – 90 giây, càng gần đến thời gian chuyển dạ thì khoảng thời gian giữa 2 cơn co thường rút ngắn Thường kéo dài khoảng 30 giây
Tần suất các cơn gò Càng đến lúc chuyển dạ thì cơn co thắt ngày càng dày đặc hơn, thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò càng rút ngắn (mỗi cơn gò có thể cách nhau 5 phút, sau giảm dần xuống còn 2 phút/1 lần). Các cơn co thắt không lặp lại đều, không thường xuyên và không tăng cường độ
Sự thay đổi của các cơn gò Không giảm đi và không biến mất dù bạn đã uống nước, nghỉ ngơi, hoặc vận động Chúng biến mất khi bạn uống đủ nước, nghỉ ngơi, đi bộ hoặc thay đổi tư thế

Nếu muốn rõ hơn về cách phân biệt sự khác nhau giữa chuyển dạ thật – giả để biết khi nào cần nhập viện, khi nào không thì mẹ có thể đón đọc thêm bài viết: Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh và những điều bà bầu cần biết

Xuất hiện cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh?

Vậy khi xuất hiện các cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh? Dựa vào bảng phân biệt cơn gò tử cung sinh lý và cơn gò tử cung chuyển dạ thì cơn gò bụng liên tục gây đau, xuất hiện dày đặc, không giảm khi thay đổi tư thế chính là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như ra chất nhầy hồng âm đạo, ra huyết hay ra nước.

Như đã đề cập, các cơn co thắt xuất hiện để giúp cổ tử cung giãn mở ra. Do đó, những cơn co thắt tử cung này sẽ xuất hiện liên tục cho đến khi cổ tử cung giãn ra khoảng 10cm đủ rộng để em bé chào đời.

Các cơn co thắt tử cung có thể giống như một làn sóng bắt đầu từ đỉnh tử cung và di chuyển xuống phía dưới. Nếu đặt tay lên bụng trong những cơn co thắt, bạn sẽ cảm thấy bụng mình cứng lại khi co thắt tử cung và sau đó mềm ra khi cơn co thắt kết thúc.

>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách làm cổ tử cung mở nhanh để đẻ thường nhẹ tênh

Hình ảnh gò bụng liên tục sắp sinh khiến mẹ bầu bị đau dữ dội
Hình ảnh gò bụng liên tục báo hiệu sắp sinh khiến mẹ bầu bị đau dữ dội

Các cơn gò tử cung báo hiệu sắp sinh có cảm giác như thế nào?

Mỗi người phụ nữ sẽ trải qua các cơn co thắt tử cung theo những cách khác nhau. Có người bắt đầu cảm nhận cơn gò giống với cảm giác như đau bụng kinh hoặc đau bụng dưới. Cũng có người bị đau lưng âm ỉ không thuyên giảm hoặc đau ở đùi trong rồi chạy dọc xuống chân. Dần dần, mẹ bầu sẽ có những cảm giác mạnh hơn:

  • Đau nhức hoặc co thắt dữ dội ở bụng dưới, cảm giác căng chặt ở vùng tử cung
  • Cơn gò chuyển dạ bao nhiêu phút 1 lần? Lúc đầu, các cơn gò thưa có thể hơn 10 phút 1 cơn, sau có thể tăng dần và xuất hiện gần nhau hơn. Các cơn gò cuối cùng có thể kéo dài tới 1,5 phút và xuất hiện liên tục cứ sau 2 đến 3 phút.

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Bạn cần làm gì khi bị gò bụng liên tục?

Xuất hiện gò bụng liên tục có phải sắp sinh và cần phải làm gì?
Xuất hiện gò bụng liên tục có phải sắp sinh và cần phải làm gì?

Khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện không phải lúc nào bạn cũng cần đến bệnh viện. Như đã đề cập, nếu chỉ là các cơn gò chuyển dạ giả (tức chưa có quá trình chuyển dạ bắt đầu và cổ tử cung chưa mở), nếu mẹ bầu có đến bệnh viện vì nghĩ mình sắp sinh thì bác sĩ cũng khuyên gia đình nên về để nghỉ ngơi và theo dõi tiếp.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện các cơn co thắt tử cung kèm theo những dấu hiệu chuyển dạ dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Vỡ nước ối (lưu ý thời gian, màu sắc và lượng chất lỏng). Bạn có thể xem thêm về dấu hiệu vỡ ối cùng dấu hiệu vỡ ối non vì đây là 2 dấu hiệu nguy hiểm.
  • Có thể kèm ra máu âm đạo
  • Cơn gò xuất hiện liên tục, các cơn co thắt trở nên đau đớn, xuất hiện đều đặn và ngày càng dày đặc
  • Thai nhi tụt xuống phần xương chậu
  • Việc bị đau đầu và buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi các cơn gò khi chuyển dạ diễn ra. Bạn cũng có thể cảm thấy nôn ói, ớn lạnh, nóng ran, đầy bụng, ợ hơi, xì hơi, thậm chí là muốn đi đại tiện.
  • Xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, nếu quá trình này diễn ra nhanh chóng và bạn nghĩ rằng mình có thể không đến bệnh viện kịp thời thì nên gọi cấp cứu.

>> Bạn có thể xem thêm: Làm gì khi thai không quay đầu? Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

Như vậy bạn đã biết cơn gò bụng liên tục có phải sắp sinh không rồi phải không? Các cơn gò xuất hiện liên tục chính là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, cần phân biệt cơn gò chuyển dạ giả và thật để kịp thời đến bệnh viện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Giving birth – contractions
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/giving-birth-contractions
Truy cập ngày 23/02/2024

2. Contractions and signs of labor
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/birth/contractions-and-signs-labor
Truy cập ngày 23/02/2024

3. Labor Contractions
https://www.sutterhealth.org/health/labor-delivery/labor-contractions
Truy cập ngày 23/02/2024

4. Overview of Labor
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=overview-of-labor-90-P02896
Truy cập ngày 23/02/2024

5. Signs that labour has begun
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/
Truy cập ngày 23/02/2024

6. Prodromal Labor
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/24163-prodromal-labor
Truy cập ngày 23/02/2024

7. Preterm labor
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preterm-labor/symptoms-causes/syc-20376842
Truy cập ngày 23/02/2024

8. Premature labour and birth
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/premature-labour-and-birth/
Truy cập ngày 23/02/2024

x