Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Tại Việt Nam, đẻ mổ chiếm đến 34,4% tổng số ca sinh nở [5], trong đó, theo thống kê, cứ 5 ca sinh mổ lại có 2 ca là đẻ mổ khẩn cấp hay đẻ mổ cấp cứu [4]. Vậy những trường hợp nào cần đẻ mổ khẩn cấp? Sau đẻ mổ khẩn cấp, mẹ cần lưu ý gì để hồi phục nhanh cũng như chăm sóc bé cưng tốt nhất? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về đẻ mổ khẩn cấp và “hé lộ” một vài kinh nghiệm hữu ích để bạn không quá hoang mang, lo lắng nếu gặp phải tình huống này trong quá trình chuyển dạ.
Đẻ mổ khẩn cấp hay sinh mổ cấp cứu là ca sinh mổ không định trước, thường xảy ra khi sản phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng gặp các biến cố về sức khỏe và cần đưa bé ra ngoài thật nhanh, trong vòng 30 phút hoặc có thể nhanh hơn để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con [1]. Thông thường, đẻ mổ khẩn cấp sẽ được phân thành 4 cấp độ [4]:
Với những trường hợp sinh mổ khẩn cấp, mọi thứ sẽ cần được thực hiện nhanh và bạn có thể không có thời gian để chần chừ hay lựa chọn [4]. Với các trường hợp ở cấp độ 1, ca mổ sẽ cần được thực hiện trong 30 phút. Nếu ở cấp độ 2, ca mổ cần thực hiện trong 1 giờ sau khi được chỉ định [4]. Một số trường hợp để ca sinh mổ diễn ra nhanh, bạn có thể phải được gây mê toàn thân thay vì gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống [4]. Ngoài ra, trong quá trình mổ lấy thai, bác sĩ có thể dùng phương pháp mổ dọc thay vì phương pháp mổ ngang thường được dùng ở những ca sinh mổ được lên kế hoạch để đưa bé ra ngoài nhanh hơn. [1]
Việc phải sinh mổ khẩn cấp thường khiến mẹ lo lắng về sức khỏe của bản thân và bé cưng khi chào đời. Nhìn chung, sinh mổ khẩn cấp vẫn tiềm ẩn những rủi ro như mất máu khi phẫu thuật, nhiễm trùng, vết mổ có thể gây dính ruột, tắc ruột hoặc trẻ sinh mổ có thể bị chấn thương, dễ gặp vấn đề về hô hấp… [1 ]. Tuy nhiên, mổ khẩn cấp sẽ là biện pháp an toàn khi mẹ gặp các tình huống sau::
Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bị kiệt sức, không thể tiếp tục rặn đẻ, các biện pháp hỗ trợ sinh nở không hiệu quả, huyết áp hoặc nhịp tim của mẹ đột ngột tăng quá cao, mẹ bị nhiễm trùng, chảy máu dữ dội, gặp vấn đề về sức khỏe ở não, tim hoặc có nguy cơ bị rách, vỡ tử cung, việc mổ lấy thai để đưa bé ra ngoài kịp thời cũng sẽ giúp bé chào đời khỏe mạnh và mẹ “vượt cạn” an toàn. [1]
Sau ca sinh mổ khẩn cấp, ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nhiều mẹ còn có thể bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) với các biểu hiện như lo lắng, hoảng sợ mỗi khi nhớ tới việc sinh nở, khó ngủ, hay tức giận hoặc khó tập trung [4]. Để tránh gặp phải tình trạng này, mẹ hãy trấn an bản thân rằng việc sinh mổ là điều tốt nhất cho sự ra đời an toàn của bé. Bên cạnh đó, để giảm bớt tiêu cực, mẹ cũng nên chia sẻ, tâm sự với người thân như chồng, gia đình để được thấu hiểu, san sẻ nhiều hơn [12].
Ngoài việc lưu ý đến cảm xúc và trạng thái tâm lý, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bản thân vì thời gian để hồi phục thể mất từ 6 – 8 tuần, lúc này mẹ cần: [17], [18]:
Để giúp trẻ sinh mổ khôi phục hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần củng cố hệ miễn dịch, kinh nghiệm hữu ích là cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bởi sữa mẹ có sự kết hợp giữa hơn 200 loại vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (prebiotics) được chứng minh hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tăng cường phát triển hệ miễn dịch [16].
Tuy nhiên, nếu sau ca sinh mổ khẩn cấp khiến mẹ gặp tình trạng quá trình tiết sữa bị trì hoãn, mẹ có thể đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp. Tùy trường hợp, mẹ có thể lựa chọn sữa thay thế có thành phần giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, ổn định tiêu hóa và tăng nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé. Chẳng hạn như hệ dưỡng chất BioPro+ với:
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng đều dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, ọc trớ, táo bón, tiêu chảy… khi uống sữa ngoài, do hệ tiêu hóa bé còn non nớt, và rất nhạy cảm nếu đạm sữa là đạm biến tính. Do đó, khi lựa chọn nguồn sữa, mẹ nên cân nhắc các công thức:
Qua những chia sẻ trên đây của Marry Baby về sinh mổ khẩn cấp, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có những chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần cho hành trình “vượt cạn”. Chúc cho hành trình sinh con sắp tới của mẹ gặp nhiều may mắn và thuận lợi!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Emergency C-Section: Why They’re Needed and What to Expect: https://www.healthline.com/health/pregnancy/emergency-c-section Ngày truy cập: 16/5/2022
2. Suy thai – Nguyên nhân và hướng xử trí https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/suy-thai-nguyen-nhan-va-huong-xu-tri-2673 Ngày truy cập: 16/5/2022
3. The decision delivery interval in emergency caesarean section and its associated maternal and fetal outcomes at a referral hospital in northern Tanzania: a cross-sectional study: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5729006/ Ngày truy cập: 16/5/2022
4. Emergency caesarean: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/emergency-caesarean Ngày truy cập: 16/5/2022
5. Việt Nam SDGCW 2020-2021 https://www.unicef.org/vietnam/media/8776/file/Ch%C4%83m%20s%C3%B3c%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20sinh.pdf Ngày truy cập: 16/5/2022
6. Reasons for a Cesarean Birth: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/reasons-for-a-cesarean/ Ngày truy cập: 16/5/2022
7. Fetal Distress: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/fetal-distress/ Ngày truy cập: 16/5/2022
8. Preeclampsia: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/preeclampsia/ Ngày truy cập: 16/5/2022
9. Umbilical Cord Prolapse and Compression: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/umbilical-cord-prolapse/ Ngày truy cập: 16/5/2022
10. Placental Abruption: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/placental-abruption/ Ngày truy cập: 16/5/2022
11. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập: 16/5/2022
12. Caesearean-Section-Nov-2016-V8-pubversion2: https://www.nationalwomenshealth.adhb.govt.nz/assets/Womens-health/Documents/Pregnancy/Caesearean-Section-Nov-2016-V8-pubversion2.pdf Ngày truy cập: 16/5/2022
13. The intestine as a sensory organ: neural, endocrine, and immune responses https://journals.physiology.org/doi/full/10.1152/ajpgi.1999.277.5.G922 Ngày truy cập: 16/5/2022
14. Delayed establishment of gut microbiota in infants delivered by cesarean section. https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2020.02099/full Ngày truy cập: 16/5/2022
15. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.mdpi.com/1660-4601/17/21/8031 Ngày truy cập: 16/5/2022
16. Breastfeeding, bacteria and your baby’s gut https://www.breastfeeding.asn.au/bfinfo/breastfeeding-bacteria-and-your-babys-gut Ngày truy cập: 16/5/2022
17. Recovery Caesarean section https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/ Ngày truy cập: 16/5/2022
18. 6 Tips for a Fast C-Section Recovery https://www.healthline.com/health/pregnancy/c-section-tips-for-fast-recovery Ngày truy cập: 16/5/2022
19. Functional effects of human milk oligosaccharides (HMOs) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10026937/ Ngày truy cập: 09/09/2024
20. Effects of dietary fibers or probiotics on functional constipation symptoms and roles of gut microbiota: a double-blinded randomized placebo trial https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10120550/ Ngày truy cập: 09/09/2024
21. Supplementation with galacto-oligosaccharides in early life persistently facilitates the microbial colonization of the rumen and promotes growth of preweaning Holstein dairy calves https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9207549/ Ngày truy cập: 09/09/2024