Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/12/2020

Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ: Bật mí bí quyết để “mẹ tròn, con vuông”

Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ: Bật mí bí quyết để “mẹ tròn, con vuông”
Sinh thường sau sinh mổ là gì? Liệu lần đầu sinh mổ lần sau sinh thường được không? Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ nào được các mẹ tin tưởng? MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ nhé!
Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ
Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ

“Một lần sinh mổ, các lần sau đều phải sinh mổ”, đây dường như là điều mặc định trong suy nghĩ của phần đông mọi người. Với quan niệm ấy, một số người khuyên mẹ bầu hãy cố gắng sinh thường, đừng chọn sinh mổ. Thế nhưng, đây là một quan niệm sai lầm, vì trên thực tế, sau sinh mổ có thể sinh thường.

Sinh thường sau sinh mổ là gì?

Nếu bạn đã từng sinh mổ, bạn có thể sinh con tiếp theo bằng đường âm đạo. Đây được gọi là sinh ngả âm đạo sau khi mổ lấy thai (còn gọi là VBAC). Nói theo cách quen thuộc của chúng ta là sinh thường hoặc đẻ thường.

Sinh mổ là cuộc phẫu thuật trong đó thai nhi được lấy ra qua một vết cắt ở bụng và tử cung. Những lần mang thai sau lần sinh mổ đó, bạn có hai lựa chọn cho những lần sinh tiếp theo:

  • Tiếp tục chọn sinh mổ
  • Sinh thường qua đường âm đạo.

Theo các nhà nghiên cứu, hơn 6 đến 8 trong số 10 phụ nữ (tức là hơn 60-80%) đã thành công trong việc sinh con bằng đường âm đạo sau khi đã từng sinh mổ. Quả thật đây là con số đáng mừng cho các mẹ bầu đang băn khoăn chọn sinh thường sau sinh mổ.

Lợi ích của sinh thường sau sinh mổ là gì?

Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ

Nhiều mẹ muốn sinh thường sau sinh mổ, vì sinh thường có một số lợi ích, bao gồm:

  • Không cần phải phẫu thuật.
  • Thời gian phục hồi ngắn hơn sinh mổ.
  • Mất ít máu hơn.
  • Nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác thấp hơn, chẳng hạn như các vấn đề với nhau thai (nhau tiền đạo và sót nhau thai).
  • Ít có nguy cơ bị biến chứng do phẫu thuật lặp lại, bao gồm sẹo hoặc thương tích ở ruột hoặc bàng quang.
  • Em bé khỏe mạnh, ít bệnh hơn.

Rõ ràng là sinh thường có lợi ích về mặt sức khỏe nhiều hơn sinh mổ. Nhưng vấn đề được đặt ra là liệu mọi phụ nữ đều có thể sinh ngả âm đạo sau khi sinh mổ hay không? Và sinh thường sau sinh mổ cần lưu ý điều gì?

Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ

Làm thế nào để bạn biết được liệu mình đủ khả năng sinh thường an toàn sau khi bạn đã có 1 hoặc nhiều hơn các lần đẻ mổ? Để biết được bạn phù hợp với phương pháp nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn vừa mới mang thai. Trong suốt thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi xem bạn có đủ khả năng để sinh thường hay không.

Nếu bạn mong muốn sinh em bé bằng đường âm đạo, bác sĩ sẽ giúp bạn xem xét các rủi ro và lợi ích. Nếu rủi ro của bạn thấp và cơ hội thành công VBAC cao, thì bạn có thể quyết định rằng VBAC phù hợp với bạn.

Các mẹ nên chú ý một số kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ dưới đây, để đảm bảo “mẹ tròn, con vuông” trong cuộc vượt cạn của mình.

1. Sinh thường sau sinh mổ đảm bảo thành công

Lần đầu sinh mổ lần sau sinh thường được không?
Lần đầu sinh mổ lần sau sinh thường được không?

Cơ hội để mẹ bầu có thể thành công với công cuộc sinh thường sau sinh mổ là:

  • Mẹ bầu đã từng sinh qua đường âm đạo trước đây.
  • Trước đây đã có một lần sinh mổ nhưng chỉ với một đường rạch ngang thấp (còn gọi là đường cắt bikini).

Điều này có nghĩa là vết cắt nằm ngang, thấp trên tử cung. Đây là loại vết mổ cắt chữ C phổ biến nhất. Nó thường chảy máu ít hơn các vết mổ khác. Nó cũng tạo ra một vết sẹo chắc hơn trên tử cung và ít bị rách hơn.

  • Mẹ và em bé có sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
  • Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu tự bắt đầu ngay trước hoặc vào ngày dự sinh.
  • Mẹ mang thai đơn.
  • Thai phụ đã được trang bị các kiến thức về sinh đẻ hay cách rặn đẻ trước đó.

Nếu có các điều kiện trên, thì việc sinh mổ lần đầu lần sau sinh thường được không là được nhé mẹ.

2. Sinh thường sau sinh mổ thành công ít hơn

thai nhi

Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ trong những trường hợp sau, cơ hội thành công ít hơn:

  • Mẹ bầu gặp những vấn đề hoặc tình trạng tương tự như lần mang thai trước mà khiến mẹ phải sinh mổ. Ví dụ, thai nhi có vấn đề về nhịp tim hoặc nằm nghiêng, ngôi ngược, vòng rau quấn cổ.
  • Mẹ bầu đã quá ngày dự sinh.
  • Thai phụ bị béo phì hoặc tăng cân quá mức khi mang thai.
  • Mẹ bầu bị tiền sản giật. Đó là khi phụ nữ mang thai bị huyết áp cao và có dấu hiệu cho thấy một số cơ quan như thận và gan có thể không hoạt động bình thường. Các dấu hiệu của tiền sản giật bao gồm có protein trong nước tiểu, thay đổi thị lực và đau đầu dữ dội.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn (dưới 18 tháng giữa lần mang thai cuối cùng và lần mang thai hiện tại).
  • Thai nhi lớn.
  • Bệnh viện hoặc trạm y tế, nơi mẹ bầu sống không sẵn sàng xử lý ca mổ cấp khi có vấn đề bất trắc xảy ra.
  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
  • Đã sinh hơn hai lần sinh mổ trước đây.

Những ai không nên sinh thường sau sinh mổ?

Những ai không nên sinh thường sau sinh mổ?

Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ, những trường hợp nào không nên sinh thường sau khi đã có một cuộc sinh mổ? Các mẹ chú ý các trường hợp sau nhé:

  • Trước đây mẹ bầu đã từng sinh mổ và vết mổ không có chiều ngang thấp, thay vào đó là chiều dọc cao. Một đường rạch dọc cao cắt lên và xuống qua các cơ ở phần trên của tử cung co bóp mạnh khi chuyển dạ. Điều này có thể dẫn đến vỡ tử cung khi mẹ rặn đẻ.
  • Bị vỡ tử cung trong lần mang thai trước. Đây là khi tử cung (dạ con) bị rách trong quá trình chuyển dạ.
  • Tử cung đã phải trải qua một số loại phẫu thuật.
  • Mẹ bầu có sức khỏe yếu hoặc gặp các biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc nhau tiền đạo. Khi này, việc sinh mổ là cần thiết.
  • Đa thai: thai đôi, thai ba…
  • Có các vấn đề về khung chậu không thể sinh thường.
  • Thai nhi lớn hơn 3.6kg.

Trong những trường hợp này, nếu mẹ bầu vẫn muốn sinh thường sau sinh mổ, VBAC có thể có một số rủi ro xảy ra. Ví dụ như quá trình chuyển dạ diễn ra không suôn sẻ và bạn vẫn cần sinh mổ. Khi đó, mẹ bầu sẽ mất nhiều máu, thậm chí nhiễm trùng, chấn thương, tử cung bị rách hoặc nặng hơn là nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé.

Để có một cuộc sinh thường sau sinh mổ thành công, mẹ nên trao đổi sớm với bác sĩ về nguyện vọng của mình trong lần khám thai đầu tiên. Bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe và tình trạng của hai mẹ con để biết được khả năng bạn có thể sinh thường được hay không.

Nhiều mẹ thắc mắc rằng liệu lựa chọn đẻ thường sau lần đẻ mổ có gặp phải rủi ro gì không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh ngả âm đạo sau khi sinh mổ chỉ có nguy cơ cao hơn một chút so với sinh mổ tự chọn lặp lại (ERCS). Các bà mẹ sắp sinh nên đưa ra quyết định sáng suốt với sự tư vấn của bác sĩ.

Những điều MarryBaby lưu ý về kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ, các mẹ hãy chú ý nhé. Sinh đẻ, dù đẻ thường hay đẻ mổ thì cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm, vậy nên mẹ bầu cần phải cẩn trọng. Chúc các mẹ vượt cạn thành công!

Đan Hà

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x