Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tình trạng ra sữa non ở những tháng cuối thai kỳ thường khiến nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ lần đầu mang thai thắc mắc “ra sữa non có phải sắp sinh”. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin về hiện tượng ra sữa non khi mang thai nhé.
Trước tiên, để đưa ra nhận định về hiện tượng “ra sữa non có phải sắp sinh không”, mẹ cần hiểu sữa non là gì và vai trò của nó như thế nào đối với sức khỏe thai nhi.
Sữa non có thể hiểu là loại sữa đầu tiên mà cơ thể người mẹ tiết ra để chuẩn bị cho con bú. Trong thai kỳ, lượng estrogen và progesterone cao sẽ giúp kiểm soát quá trình tạo sữa, đây cũng là lý do sữa mẹ không được tiết ra nhiều ở giai đoạn này. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối, nồng độ prolactin có thể cao hơn estrogen và progesterone, khiến xuất hiện một vài giọt sữa non ở một hoặc ở cả hai bên núm vú của mẹ bầu.
Công dụng của sữa non là không thể chối cãi vì nó chứa kháng thể, hỗ trợ:
>> Bạn có thể quan tâm: Bầu mấy tháng có sữa non: mẹ ghi nhớ nếu có bất thường nhé
Nhiều mẹ tìm hiểu ra sữa non có phải sắp sinh không cũng thường muốn biết sữa non hình thành vào tháng thứ mấy của thai kỳ.
Sữa non thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 trở đi. Trong cơ thể người mẹ, hormone prolactin có chức năng sản xuất sữa sau sinh. Tuy nhiên, loại hormone đặc biệt này có thể hoạt động ngay cả khi mẹ đang trong thai kỳ, thường ở giai đoạn 3 tháng cuối.
Về thời điểm cơ thể tiết sữa non, tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà thời gian xuất hiện sữa non sẽ không giống nhau. Đôi khi, sữa non không xuất hiện trong thai kỳ mà chỉ xuất hiện sau khi sinh con 1 – 5 ngày. Điều này cũng khiến mẹ lo lắng không có sữa cho con bú.
>> Bạn có thể quan tâm: Không có sữa sau sinh: 9 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng này cho mẹ
Hiện tượng chảy sữa non không chỉ xuất hiện trong thời gian cho con bú mà còn xuất hiện khoảng 3 tháng trước ngày dự sinh. Đây có thể xem là dấu hiệu chuyển dạ rõ nhất cho mẹ bầu. Vậy chúng ta hãy đi tìm lời giải đáp cho trăn trở “ra sữa non có phải sắp sinh” qua từng giai đoạn của thai kỳ nhé.
Nếu mẹ bầu đang ở tháng thứ 4, thứ 5, thứ 6, hiện tượng ra sữa non lúc này có thể cảnh báo tình trạng thai chết lưu nếu việc tiết sữa non xảy ra kèm với các triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo, đặc biệt đối với chị em có tiền sử sảy thai hay thai lưu.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nồng độ prolactin trong máu gây ra. Nếu lượng prolactin cao, nó sẽ gây ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên làm ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và phát triển bào thai. Khi bắt gặp dấu hiệu kể trên, mẹ nên chủ động kiểm tra nội tiết với bác sĩ sản khoa để được điều trị kịp thời.
Ra sữa non có phải sắp sinh? Nếu mẹ bầu đang ở gần cuối thai kỳ, khoảng tháng 7, tháng 8 hoặc trong những tuần cuối thì đây chính là những dấu hiệu sắp sinh.
Để giải đáp trăn trở này, mẹ cần hiểu rằng, 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ hormone prolactin (tạo ra sữa mẹ) trong cơ thể chính là nguồn cơn của hiện tượng tiết sữa. Do đó, hiện tượng ra sữa non trong thời điểm này không có gì đáng lo, mẹ cần phải có tâm lý thật tốt cũng như chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé để chào đón bé yêu “mẹ tròn con vuông”.
Khi đã biết ra sữa non có phải sắp sinh không, bạn hãy lưu ý đến lượng sữa chảy ra để tránh gặp nguy hiểm. Nếu sữa non bị rỉ vài giọt thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng sữa chảy ra nhiều hơn, thậm chí còn có một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm vì có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm:
>> Bạn có thể quan tâm: Thai lưu có cứu được không? Mẹ cần biết sự thật này càng sớm càng tốt!
Như đã đề cập ở trên, ra sữa non sớm có thể là những dấu hiệu nguy hiểm. Hơn hết, mẹ cần phải đến gặp bác sĩ thăm khám và thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ.
Nếu đã có kết luận hiện tượng tiết sữa non sớm từ bác sĩ là an toàn, mẹ có thể tham khảo các cách sau đây, nhưng cũng cần có sự cho phép từ bác sĩ, tránh tự làm tại nhà để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Biết ra sữa non có phải sắp sinh không là một chuyện, nhưng tốt hơn mẹ vẫn cần tìm hiểu cách xử lý sữa non ra sớm để không bị “đỏ mặt” vì ngại nơi công cộng.
Đầu tiên, mẹ có thể tạo áp lực lên đầu ngực của mình bằng cách ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực hoặc khoanh tay trước ngực. Điều này có tác dụng ngăn sữa non chảy ra.
Thứ hai, mẹ đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực, mục đích để miếng lót hút hết lượng sữa non bị rỉ ở đầu ngực. Khi dùng cách này, mẹ bầu nhớ chuẩn bị thêm vài miếng lót thay thế để tránh miếng lót cũ bị ướt đẫm nhé.
Thứ ba, mẹ bầu có thể đánh lừa thị giác người đối diện bằng cách mặc quần áo có hoa văn. Hoa văn trên trên trang phục có thể giúp mẹ bầu che đi vết sữa non bị rỉ trong trường hợp sữa thấm ra ngoài áo.
Nếu có ý định vắt sữa non trước khi sinh, bạn nên tìm hiểu bài viết: Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vừa hại mẹ, hại cả con!
Chảy sữa non trong những tháng cuối của thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa thêm vào những dấu hiệu sau đây để nhận biết mình sắp sinh:
>> Xem thêm: Ra dịch nhầy màu nâu bao lâu thì sinh?
Tóm lại, thắc mắc ra sữa non có phải sắp sinh của mẹ đã phần nào được giải đáp. Điều này có thể báo hiệu mẹ sắp đón “thiên thần” của mình chào đời. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, tốt nhất hãy thường xuyên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu có những trường hợp ngoài ý muốn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Expressing Milk (Colostrum) before Birth – Benefits and Risks
https://parenting.firstcry.com/articles/expressing-milkcolostrum-before-birth-benefits-and-risks/
Ngày truy cập: 07/09/2022
Colostrum
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22434-colostrum
Ngày truy cập: 07/09/2022
Leaking from your nipples https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/leaking-nipples/ Ngày truy cập: 07/09/2022
Leaking Breasts During Pregnancy – Is It Normal? https://parenting.firstcry.com/articles/leaking-breasts-during-pregnancy-is-it-normal/ Ngày truy cập: 07/09/2022
How to care for leaking breasts https://thrive.kaiserpermanente.org/care-near-you/northern-california/sanjose/wp-content/uploads/sites/7/2015/10/Breastfeeding-and-Leaking-Milk_English_tcm28-12747.pdf Ngày truy cập: 07/09/2022