Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bài viết này dành cho những mẹ lần đầu vượt cạn. Nếu đã được nghe những lời truyền kỳ về chuyện sinh đẻ thì càng gần ngày dự sinh mẹ càng hoang mang, lo lắng. Một mình bước vào phòng sinh là chắc chắn rồi nhưng không biết có những gì đang chờ đợi mẹ ở đó?
Tất nhiên không phải 1.000 mẹ sinh sẽ hoàn toàn giống hết nhau bởi còn tùy vào cơ địa cũng như bệnh viện mẹ lựa chọn. Nhưng về cơ bản, khi đã một mình chiến đấu mẹ sẽ trải qua những bước cơ bản sau:
Nếu có dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ sẽ di chuyển lên bệnh viện để được thăm khám cụ thể và bác sĩ sẽ cho nhập viện. Trước khi bước vào phòng chờ sinh, y tá sẽ yêu cầu một người thân đi theo hỗ trợ mẹ. Nhưng điều này sẽ ngưng ngay ở cửa phòng, chỉ một mình mẹ bước vào và thay bộ đồ huyền thoại như bao bà mẹ khác đã và đang mặc.
Sau tất cả, mẹ mang quần áo, giày dép, điện thoại, tư trang… tất tần tật mọi thứ đưa cho người thân. Tạm thời có hiểu là lúc này mẹ sẽ “mồ côi vượt cạn”. Tiếp đến mẹ được phát cho một bịch đồ to đùng với đầy đủ giấy vệ sinh, bỉm cho bà đẻ, quần lót giấy.
Đây là quy trình bắt buộc. Thông thường mẹ sẽ làm các thủ tục này khi đi khám thai định kỳ nhưng có một số mẹ quên mang theo hoặc đã làm quá 1 tháng và cũng có thể chưa có. Y tá sẽ thử máu cho mẹ tại phòng ngoài của khi chờ sinh.
Kết quả xét nghiệm máu sau đó y tá sẽ bổ sung vào hồ sơ bệnh, gửi bác sĩ, bao gồm cả xét nghiệm HIV. Bước này không chỉ bảo vệ cho cả mẹ và bé mà còn để bác sĩ nắm rõ nhóm máu, các vấn đề khác liên quan đến máu của mẹ để có thể kịp trở tay khi có tình huống xấu.
Để khi lên bàn sinh sạch sẽ, mẹ cần phải được làm vệ sinh vùng kín sạch sẽ bất kể sinh thường hay sinh mổ. Các y tá sẽ giúp mẹ thực hiện việc này, thao tác nhanh, chính xác tới mức mẹ còn không kịp nhận ra họ đã hoàn tất lúc nào.
Trước đây, mẹ thường phải tự làm ở nhà nhưng mẹ hoàn toàn có thể nhờ phía bệnh viện vì không phải ai cũng sinh đúng ngày dự đoán trước, không chủ động trong việc này được. Hơn nữa, y tá biết cách xử lý để không làm cản trở tầm nhìn của bác sĩ khi đỡ đẻ.
Ngay sau khi làm sạch vùng bikini, mẹ sẽ được bơm một loại thuốc gọi là thuốc tháo thụt. Thuốc này luôn được bơm vào hậu môn của các mẹ trước khi nhận giường nằm chờ sinh để đảm bảo vấn đề vệ sinh.
Chỉ khoảng vài giây trước khi kể từ lúc bơm thuốc, y tá sẽ dặn mẹ chuẩn bị sẵn giấy và mẹ sẽ bắt đầu chạy như bay vào nhà vệ sinh vì không thể trì hoãn nhu cầu “xối xả” thêm được nữa. Sau khi đi hết số … cần tháo ra ngoài, mẹ sẽ có cảm giác sạch sẽ, nhẹ nhàng để sẵn sàng vào bàn sinh mà không sợ làm bậy ra đấy lúc rặn đẻ.
Cái này bác sĩ sẽ kiểm tra nhưng mẹ cần xác định trước là sẽ đau. Cảm giác bị bác sĩ đưa tay vào kiểm tra độ mở không hề dễ chịu, muốn lạnh xương sống luôn chứ chẳng đùa. Cố gắng không gồng mình vì sợ đau như vậy sẽ cản trở bác sĩ đồng thời làm mẹ đau đớn hơn.
Thực ra, bước này đã bắt đầu từ khi mẹ cảm thấy đau bụng nên từ khi trở dạ cho đến khi sinh và sau khi sinh bác sĩ vẫn phải kiểm tra tử cung.
Trong lúc chờ tử cung mở tới nấc 10 phân, bác sĩ sẽ liên tục đo cử động thai, đo tim thai và thăm khám. Cách đo cũng giống như khi mẹ đi khám thai, phải chằng dây đo lên bụng và phải nằm yên như thế cho đến khi bác sĩ lấy được dữ liệu trong máy.
Trong lúc đo cử động thai, mẹ cũng đang phải vật lộn với cơn đau do tử cung giãn nở. Cảm giác này vô cùng khó chịu. Nếu thấy đau đớn bất thường, đau dồn dập và dữ dội thì phải báo ngay cho bác sĩ. Tử cung mở 6 phân thì nghĩa là gần sinh.
Mẹ được chuyển lên bàn sinh trong phòng đầy những tiếng la đau đớn của các mẹ khác. Các giác sợ hãi như lấn át tất cả. Mẹ sẽ thấy yên tâm hơn khi có y tá thường xuyên đi qua đi lại để kiểm tra máy monitor và tình trạng của mẹ.
Nếu mẹ sinh mổ, sau khi qua khâu làm sạch vùng bikini, tháo thụt, thăm khám, đo tim thai… mẹ sẽ được đưa phòng mổ luôn mà không cần phải chờ tử cung giãn đến mức tối đa. Còn nếu sinh thường, nhất thiết phải đợi tử cung mở đến 10cm. Sau khi sinh, mẹ sẽ nghỉ tại chỗ một lúc và được khâu tầng sinh môn nếu có rạch. Sau khi khâu xong, hộ lý sẽ cho mẹ một ly sữa ấm uống lấy lại sức.
Khi mẹ tròn con vuông, hạnh phúc da kề da với bé cưng mẹ sẽ được chuyển sang phòng hậu phẫu khoảng 3-4 giờ là trở ra phòng riêng. Lúc này đã cho phép người thân vào chăm sóc. Trong khoảng thời gian này, ngoài nghỉ ngơi ra, nếu thấy mắc tiểu, mẹ phải đi tiểu ngay để tránh bị băng huyết.
Tại đây mẹ đã trở về bên vòng tay yêu thương của người thân. Mẹ có thời gian nghỉ ngơi đủ nhiều rồi thì sẽ tiếp tục được chuyển về phòng riêng. Tại đây, mẹ có thể sinh hoạt bình thường, ăn uống, ngủ nghỉ… nhưng phải nhớ tuân theo giờ sinh hoạt của bệnh viện và đứng dậy đi lại liền khi đã thấy đỡ đau. Điều này sẽ giúp mẹ chóng phục hồi nhanh hơn.
Vượt cạn một mình chưa bao giờ là dễ dàng, chính vì vậy, khi có điều kiện mẹ nên chọn dịch vụ sinh gia đình để có người thân kề vai sát cánh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.