Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần thai 28, chỉ có 15% thai nhi vẫn ở ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu để quá trình sinh của mẹ diễn ra được dễ dàng hơn. Tới tuần thứ 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.
Các chuyên gia vẫn chưa tìm được một nguyên nhân đặc biệt dẫn đến hiện tượng thai ngược. Thông thường, nó là sự kết hợp của một vài lý do ảnh hưởng đến sự chuyển động của bé trong tử cung.
Nguyên nhân từ mẹ:
– Nước ối quá nhiều trong túi ối: Tình trạng phổ biến ở các bà mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Do đó, thai nhi sẽ có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường nên có thể ở vị trí bất kỳ trong những tuần cuối
– Nước ối quá ít: Thai nhi bị mắc kẹt và không có đủ không gian để quay đầu
– Sinh đôi hoặc sinh ba
– Tử cung có hình dạng bất thường
– Lạm dụng thuốc
Nguyên nhân từ thai nhi:
– Sinh non nên chưa kịp quay đầu
– Dị tật thai nhi
– Dây rốn ngắn
Khi phát hiện ngôi thai ngược, bác sĩ có thể chỉ định bạn phải sinh mổ hoặc sử dụng phương pháp xoay đầu thai trong quá trình sinh. Tuy nhiên, cách này gây khó chịu và đau đớn đối với một vài thai phụ. Cách này cũng có thể gây tình trạng dây rốn quấn cổ rất nguy hiểm cho thai nhi.
Chị Thanh Thúy (28 tuổi, Bình Dương) chia sẻ: “Tuy nó rất không thoải mái nhưng nếu thành công, nó sẽ giúp bạn bớt đau đớn và nhanh phục hồi hơn so với việc sinh mổ”.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.