Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi sinh con liền nhau, mẹ có thể dễ dàng tận dụng lại đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2 cũng như kiến thức chăm con còn “nóng hổi” của mình. Hơn nữa, do độ tuổi cách biệt không nhiều, các bé dễ thân thiết với nhau hơn.
Nhiều lợi ích là vậy, nhưng hầu hết các chuyên gia đều không khuyến khích việc sinh con quá “dày”, bởi những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn cho sức khỏe mẹ và bé.
1/ Nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân
Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được thụ tinh trong khoảng 6 tháng đầu sau thai kỳ đầu tiên có nguy cơ sinh non cao hơn 40%, nguy cơ sinh thiếu cân cao hơn 61% so với những bé được thụ thai ít nhất sau thai kỳ đầu 18 tháng.
Ngoài ra, sinh con liền nhau quá cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu. Thiếu máu, cao huyết áp, quá trình chuyển dạ kéo dài… là những nguy cơ thường thấy nhất.
2/ Sinh con liền nhau, nguy cơ tự kỷ cao
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, một nghiên cứu được công bố trên tờ Daily mail còn cho thấy mối liên hệ giữa việc sinh con quá gần nhau và nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Nghiên cứu tiến hành phân tích hồ sơ của hơn 7.000 trẻ em sinh ra trong khoảng từ năm 1987-2005 tại Phần Lan cho thấy, mang thai lần 2 trước khi bé đầu tròn 1 tuổi sẽ làm tăng 30% khả năng mắc bệnh tự kỷ ở trẻ thứ 2.
Theo các chuyên gia, ngoài khoảng cách giữa 2 lần mang thai còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bị tự kỷ của trẻ. Tuy nhiên, để con sinh ra có cơ thể khỏe mạnh, mẹ nên chuẩn bị tiền đề tốt nhất.
3/ Mẹ dễ bị stress hơn
Trong 2 năm đầu tiên khi hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ bị bệnh, Vì vậy, mẹ có thể sẽ không đủ thời gian để chăm sóc cho bé còn lại nếu 1 trong 2 bé bị bệnh. Chưa kể trường hợp hai bé lây nhau và mẹ phải xoay xở cùng lúc có thể làm mẹ mệt mỏi, tăng nguy cơ bị stress…
Ngoài ra, do tuổi quá gần nhau, việc bé quấn mẹ và chưa biết nhường nhịn nhau là điều khó tránh. Nếu không xử lý khéo, việc này có thể tác động xấu đến tâm lý của bé.
4/ Khoảng cách lý tưởng giữa 2 thai kỳ
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần mang thai tốt nhất nên từ 2-5 năm. Những mẹ sinh thường nên chờ con đủ tháng và được ít nhất 1 tuổi mới nên có thai lần nữa. Nếu sinh mổ, mẹ nên chờ khoảng 2 năm để tránh tình trạng vết mổ bị rách trong thời gian mang thai.
Lưu ý, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng để thụ thai thêm một lần nữa. Trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn không lâu sau khi sinh con, mẹ nên đến bệnh việc thăm khám và được các chuyên gia tư vấn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.