Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đối với cột mốc 39 tuần, các chuyên gia tin rằng trẻ chào đời sớm trước 2 tuần hoặc sau 2 tuần so với cột mốc này đều ổn. Dù vậy, để mẹ bớt lo lắng, vào thời điểm này khi rủi ro đã không còn cao, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm giúp kích thích tử cung co thắt. Các thực phẩm này vốn dĩ mẹ nên hạn chế trong suốt các tháng trước đó, nhưng ở những ngày cuối thai kỳ này, mẹ ăn thực phẩm kích thích sinh nở sẽ không gây hại.
1. Thực phẩm kích thích sinh nở: Dứa
Dứa chứa enzyme bromelain giúp làm mềm cổ tử cung, kích thích các cơ trơn hoạt động để chờ đẩy em bé ra ngoài.
2. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chứa rất nhiều mủ. Trong mủ này có enzyme papain, có tác dụng kích thích sinh sớm. Bởi vì lúc này cơ thể nhầm lẫn papain với prostaglandin, một nhóm hợp chất có vai trò gây co thắt tử cung, kích thích sinh nở. Đu đủ càng chín thì hàm lượng papain sẽ bị mất đi. Do đó ăn đu đủ chín sẽ không đáp ứng được nhu cầu kích sinh.
3. Thực phẩm kích thích sinh nở: Cam thảo đen
Chất glycyrrhizin trong cam thảo đen có khả năng kích thích sản xuất các hợp chất prostaglandin trong cơ thể, gây có thắt tử cung, kích thích sinh con. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cam thảo đen có thể khiến mẹ bị tiêu chảy nhẹ, khiến ruột bị co thắt nhẹ.
4. Tỏi
Tỏi kích thích nhu động ruột, giúp đẩy phân ra ngoài và điều này lại kích thích sinh nở. Thực tế, ăn tỏi là cách được sử dụng phổ biến nhất để kích sinh.
5. Trà lá mâm xôi đỏ
Trà lá mâm xôi đỏ có khả năng làm căng chắc tử cung, giúp các cơ tử cung co thắt. Nếu mẹ uống lá trà mâm xôi đỏ mỗi ngày từ tuần thứ 32 của thai kỳ, mẹ sẽ giảm được nguy cơ sinh muộn (sau 42 tuần). Trà này mẹ có thể mua trong siêu thị.
6. Thực phẩm kích thích sinh nở: Trà thì là
Thì là giúp hỗ trợ các vấn đề đường ruột. Nó giúp giảm nhẹ triệu chứng chướng bụng và trị chứng chậm kinh. Trà thì là cũng có tác dụng kích thích sinh nở, bạn có thể uống kèm với đường hoặc mật ong để dễ nuốt hơn.
7. Giấm balsamic
Giấm balsamic được sản xuất từ nước ép nho trắng. Những ai ăn kiêng hẳn không còn xa lạ với loại giấm này. Bạn có thể bổ sung giấm này vào các món ăn để kích thích sinh nở. Giấm balsamic có công dụng tương tự dầu thầu dầu nhưng lại không gây buồn nôn, tiêu chảy.
8. Thực phẩm kích thích sinh nở: Húng tây và kinh giới cay
Các loại rau gia vị này sẽ giúp mẹ dễ sinh con hơn.
9. Dầu hoa anh thảo
Khi mẹ bổ sung dầu hoa anh thảo, cơ thể sẽ chuyển đổi một thành phần trong loại dầu này thành prostaglandin, giúp làm mềm cổ tử cung, kích thích co thắt.
10. Rễ cây thiên ma đen
Cây thiên ma có nhiều loại: đen, xanh và trắng. Các chuyên gia khuyên bạn dùng rễ cây thiên ma đen dưới dạng ngâm rượu để giục sinh. Nó có tác dụng tương tự hormone oestrogen, kích thích máu chu chuyển tới khu vực xương chậu và tử cung, giúp co bóp chuyển dạ.
11. Thực phẩm kích thích sinh nở: Táo tàu
Ăn táo tàu trong những tuần cuối của thai kỳ sẽ giúp cổ tử cung mềm và dễ mở.
♦ Không ăn thực phẩm cay: Nhiều mẹ nghiền đồ cay đã nhịn suốt 9 tháng 10 ngày, nay thỏa lòng mong ước nên chăm chỉ ăn đồ cay để kích thích sinh con. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ nên tránh xa các thực phẩm cay nếu muốn sinh thường và không đau đớn.
Khi một đứa trẻ được sinh thường, áp lực sẽ được giải phóng khi thai nhi đi qua ống sinh, lúc này cơ thể mẹ sẽ giải phóng hormone endorphin giúp giảm đau. Trong khi đó, một số món cay lại giải phóng capsaicin đối nghịch với endorphin, khiến mẹ chịu nhiều đau đớn và khó sinh thường.
♦ Không dùng dầu thầu dầu: Hàng thế kỷ qua, các bà bầu đã ăn dầu thầu dầu để kích thích sinh nở. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên áp dụng cách thức này vì có thể bị đau quặn dữ dội và tiêu chảy, gây mất nước, mất sức.
Các thực phẩm giục sinh kể trên chủ yếu được lưu hành theo hình thức truyền miệng, khoa học còn chưa có nghiên cứu thấu đáo. Khi đã bước qua tuần thứ 39 của thai kỳ, mẹ có thể thoải mái ăn mà không gây hại, nhưng chưa chắc đã đạt được kỳ vọng sinh sớm của mẹ.
Trong khi đó, những mẹo dưới đây đã được chứng minh là hiệu quả trong việc kích thích sinh nở:
Phụ nữ mang thai đến tuần thứ 40 thường trở nên lo lắng hồi hộp, rất muốn con chào đời càng sớm càng tốt. Nhưng các chuyên gia khuyên mẹ nên thuận theo tự nhiên, và hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi em bé sẵn sàng chào đời.
Những mẹ không phải trải qua các hình thức kích sinh thì sau sinh sẽ mau hồi phục hơn. Hơn nữa, việc nằm lâu hơn trong bào thai cũng đem lại một số lợi ích cho bé:
Vì thế, dù đã mang thai đến tuần thứ 39-40 thì mẹ cũng đừng nên sốt ruột. Hãy tiếp tục nghỉ ngơi dưỡng sức. Nếu có muốn áp dụng phương pháp kích sinh nào thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.