>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?
Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh?
Ngoài nhận biết dấu hiệu sắp sinh thì cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh cũng được quan tâm. Hầu hết mẹ bầu sẽ bắt đầu chuyển dạ trước hoặc sau khi vỡ ối. Với phụ nữ mang thai đủ tháng sẽ bắt đầu chuyển dạ sau khi vỡ ối trong 24 giờ.
Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không?
Khi đã biết các dấu hiệu chuyển dạ; thì vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không là điều được nhiều người quan tâm. Hầu hết thai nhi bắt đầu xoay đầu vào khung xương chậu từ tuần thứ 32 – 36 của thai kỳ. Điều này chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.
Vậy trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Câu trả lời là có nhé. Sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu rất sớm và mẹ thường cảm nhận được từ 18-20 tuần. Và những cú đá, sự nhào lộn và vận động của thai nhi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi em bé được rời khỏi bụng mẹ.
Ngoài việc trước khi chuyển dạ em bé có đạp không; nếu trong quá trình mang thai và trước khi chuyển dạ không cảm nhận được thai nhi máy trong thời gian dài. Thì bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thai nhi ngay nhé. Trong một số trường hợp đó có thể là dấu hiệu cảnh báo em bé đang gặp vấn đề nguy hiểm.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm
Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Bên cạnh vấn đề trước khi chuyển dạ em bé có đạp không; chúng ta cần phân biệt được chuyển dạ thật và chuyển dạ giả (Braxton-Hicks) như thế nào. Chúng ta sẽ phân biệt như sau:
1. Thời gian và tần suất
- Các cơn gò chuyển dạ thật đến đều đặn, cường độ tăng dần và các cơn đau càng ngày càng gần nhau. Mỗi lần cơ gò kéo dài khoảng 60 hoặc 90 giây.
- Các cơn co thắt giả không có cường độ và tần suất không đều nhau.
2. Thay đổi theo chuyển động
- Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc di chuyển.
- Các cơn co thắt giả có thể dừng lại khi bạn đi bộ hoặc nghỉ ngơi.